Theo dân gian, văn khấn thường được đọc trong ngày Rằm tháng 7. Tìm hiểu các bài văn khấn Rằm tháng 7 chuẩn nhất theo Văn khấn Cổ truyền Việt Nam.
1Văn khấn Rằm tháng 7 theo Văn khấn Cổ truyền Việt Nam
Văn khấn cúng Rằm tháng 7 theo Văn khấn Cổ truyền Việt Nam
Văn khấn Rằm tháng 7 cúng Phật, thần linh tại nhà
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.
Hôm nay là ngày rằm tháng 7 năm Nhâm Dần 2022
Tín chủ chúng con là…..
Ngụ tại…….
Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mời ngài Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.
Chúng con thành tâm kính mời ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, xét soi chứng giám.
Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội. Chúng con đội ơn Tam Bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng che chở, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền báo.
Do vậy kính dâng lễ bạc, giãi tỏ lòng thành, nguyện mong nạp thụ. Phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình luôn mạnh khỏe, già trẻ bình an, một lòng hướng về chính đạo, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám!
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
2 Những lưu ý khi cúng và đọc văn khấn Rằm tháng 7
Khi nào cúng trong nhà, ngoài trời?
Khi nào cúng Rằm tháng 7 trong nhà, ngoài trời?
Khi chọn ngày cúng bạn cần chắc chắn và phân biệt rõ ràng giữa lễ cúng gia tiên và lễ cúng cô hồn chúng sinh Rằm tháng 7. Đây là hai lễ cúng hoàn toàn khác nhau.
Tuy vậy, ngày nay, nhiều người đã gộp lễ cúng gia tiên và cúng chúng sinh làm một. Đây là điều không được khuyên nên làm. Có thể là vì cúng gia tiên cần làm lễ ở trong nhà trước bàn thờ tổ tiên thể hiện sự biết ơn, cảm tạ công lao to lớn đến cha ông, người thân đã khuất đặc biệt nên cúng vào ban ngày. Còn việc cúng chúng sinh (cô hồn) tháng 7 cần được thực hiện ở ngoài trời, có thể thực hiện ở chùa chiền. Buổi lễ cúng chúng sinh này nên được cúng vào buổi tối.
Chuẩn bị mâm cúng như thế nào?
Chuẩn bị mâm cúng Rằm tháng 7 như thế nào?
Mâm cúng Rằm tháng 7 thường bao gồm 3 bàn cúng. Cúng Phật, cúng trong nhà và cúng ngoài sân (cúng chúng sinh). Một mâm lễ vật cúng thông thường thường có các món như: gà luộc, xôi đậu xanh, giò lụa, nem, canh miến,…
Hướng dẫn cách hóa vàng mã cúng
Hướng dẫn cách hóa vàng mã cúng Rằm tháng 7
Cúng hoá vàng mã được thực hiện ở sân hoặc một góc vườn sạch sẽ. Theo đó, khi gần hết 1 tuần hương người ta bắt đầu hóa tiền vàng. Mỗi lễ vàng tiền đều được hóa riêng từ các bậc cao xuống theo thứ tự gia thần trước, gia tiên sau.
Trước khi hạ mỗi lễ đều vái ba vái và khấn: “Gia chủ xin hóa tiền vàng, kim ngân… thỉnh vong linh gia tiên nhận chút lễ bạc, tâm thành. Kính cáo tôn thần, xin rước vong linh lại về âm giới”.
>>>> Xem thêm:
Phong tục cúng cô hồn ở các quốc gia khác có giống ở Việt Nam không?
Giựt cô hồn là gì mà trẻ nhỏ lại thích thú đến vậy