Theo quan niệm dân gian, vào ngày 15 hàng tháng, ông bà tổ tiên và các vị thần linh sẽ ghé thăm và phù hộ cho con cháu. Vì vậy, thắp hương ngày rằm đơn giản là dâng lên chút lễ mọn và thắp nén nhang mời bề trên về hưởng lộc. Song bên cạnh đó, đây cũng là cách để gửi gắm những nguyện vọng, mong muốn của gia đình về một cuộc sống tốt đẹp, bình an và hạnh phúc. Để có thể hiểu kỹ hơn về vấn đề này, mời bạn tham khảo qua bài viết dưới đây.
Tại sao nên thắp hương ngày rằm?
Ngày rằm là những ngày 15 Âm Lịch hàng tháng. Xét theo phương diện khoa học, đây là thời gian mặt trời, mặt trăng và trái đất nằm trên cùng một đường thẳng và có thể tạo ra những tác động xấu đến con người. Vì vậy, người ta tin rằng, việc thắp hương vào ngày rằm Âm Lịch sẽ giúp hóa giải hoạn nạn, tai ương có thể xảy đến.
Xét theo tín ngưỡng thờ cúng, ngày rằm mang ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trong đó, một số ngày rằm đặc biệt trong năm cần thắp hương, chuẩn bị lễ cúng chu đáo hơn gồm:
Rằm tháng Giêng
Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu. Đây là ngày rằm đầu tiên của năm mới cũng là tháng bắt đầu để người nông dân chuẩn bị xuống đồng ruộng, mang theo hy vọng về một vụ mùa bội thu. Vì vậy, mọi gia đình đều sẽ thắp hương để cầu cho mưa thuận, gió hòa, một năm mùa màng bội thu.
Theo truyền thống Phật giáo, rằm tháng Giêng là một ngày trọng đại. Vào ngày này, dân chúng sẽ lên chùa cúng dâng sao giải hạn để giải trừ tai ách, cầu nguyện cho mọi sự an lành.
Rằm tháng 7
Tiếp đó, rằm tháng 7 được xem là ngày rằm lớn nhất trong năm để cầu siêu, độ vong cho những cô hồn không nơi nương tựa. Vì vậy, thắp hương ngày rằm tháng 7 mang ý nghĩa của lời mời những linh hồn người thân đã mất về nhà thụ hưởng cơm canh, quần áo.
Bên cạnh đó, rằm tháng 7 còn là ngày lễ Vu Lan báo hiếu, giáo dục con người về lòng biết ơn, hiếu thảo với đấng sinh thành. Các hoạt động ý nghĩa trong ngày lễ Vu Lan phải kể đến như chuẩn bị mâm cơm tươm tất dâng lên bàn thờ gia tiên, phóng sinh, bố thí, tụng kinh, ăn chay.
Rằm tháng 8
Thắp hương rằm tháng 8 thể hiện cho những mong cầu sự đoàn tụ, bình yên và may mắn cho cả gia đình.
Vì vậy, trong mâm cỗ Trung Thu rằm tháng 8, các bà, các mẹ trong gia đình sẽ chuẩn bị những mâm cỗ tươm tất để dâng lên tổ tiên và ông bà.
Thắp hương rằm tháng chạp cũng là một hoạt động tín ngưỡng quan trọng nhất trong năm. Bởi lẽ, đây là ngày rằm cuối cùng trong năm để tổng kết cho năm cũ và cũng là chuẩn bị bước vào một năm mới.
Một số lưu ý khi thắp hương ngày rằm để mang lại sự may mắn, bình an
Khâu chuẩn bị trước khi thắp hương ngày rằm là vô cùng quan trọng. Do vậy để đạt được ước vọng tâm linh, bạn cần phải có một số lưu ý nhất định khi thắp hương ngày rằm.
Lau dọn bàn thờ tươm tất, sạch sẽ
Bàn thờ là không gian tôn kính nhất trong một ngôi nhà. Vì vậy, các gia đình khi đến với bàn thờ Tâm Việt đều sẽ được tư vấn một mẫu bàn thờ phù hợp với không gian gia đình và nhân vật tâm linh thờ cúng.
Khi chọn được mẫu bàn thờ phù hợp, trước mỗi dịp mời tổ tiên, thần linh về, các bạn cần lau dọn nơi này sao cho tươm tất sạch sẽ nhất, lau dọn bằng khăn ấm, không để bụi bặm.
Thắp hương ngày 15 Âm Lịch hàng tháng để giúp gia đình bình an
Cắm thẳng hương khi thắp hương ngày rằm
Khi thắp hương ngày rằm hoặc bất kỳ ngày nào trong năm, bạn cũng cần phải cắm thẳng hương khi thắp, thắp hương nơi kín gió để tránh bị tắt giữa chừng.
Thành tâm khấn vái
Khi cúng vái thắp hương ngày rằm, gia chủ cần sự thành tâm để những nguyện vọng, mong muốn có thể theo hương khói để truyền đạt đến với thế giới tâm linh.
Sự thành tâm sẽ giúp có được một điểm tựa niềm tin vào một thế lực vô hình nào đó đang bảo vệ, che chở cho cả gia đình bạn.
>>> Xem thêm:
Vì sao người làm kinh doanh lại thờ thần tài
Nên cúng gì cho gia tiên ngày rằm