Bàn thờ Thần Tài là nơi thờ cúng hai vị thần trông coi tiền bạc và cai quản đất đai. Tuy nhiên, hiện nay việc bài trí bàn thờ Thần Tài có 4 ông, 3 ông đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Điều này phụ thuộc vào quan niệm cũng như mục đích thờ cúng của từng gia đình.
Bàn thờ Thần Tài có 4 ông, 3 ông là ai?
Tục thờ cúng Thần Tài – Thổ Địa đã có từ ngàn đời nay. Từ những đơn vị kinh doanh lớn cho đến những người làm ăn buôn bán đều lập bàn thờ Thần Tài để cầu mong may mắn, tài lộc.
Bên cạnh thờ Thần Tài – Thổ Địa, rất nhiều gia đình đã thờ cúng và bài trí bàn thờ Thần Tài có 4 ông, 3 ông.
Bàn thờ Thần Tài có 3 ông
Bàn thờ Thần Tài có 3 ông là ông gì? Ngoài Thần Tài và Ông Địa, bàn thờ 3 ông còn là nơi thờ cúng Thần Phát hay còn gọi là Thần Tài Triệu Công Minh.
- Thần Tài: Trong tín ngưỡng Việt Nam và một số nước phương Đông, đây là vị thần sẽ đem lại tiền tài, may mắn. Ngoài ra, dân gian còn gọi ông là Triệu Công Nguyên Soái hay Tài Đức Tinh Quân (theo Wikipedia).
- Ông Địa: Đúng với câu nói của ông bà ta từ xa xưa: “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”. Ông Địa là vị thần trông coi đất đai cho mùa màng bội thu, gia đình no đủ. Mỗi gia đình có một vị Thổ Địa riêng cai quản.
Ông Địa cũng là vị thần bảo vệ mảnh đất khỏi sự quấy nhiễu, phá phách của ma quỷ, phù hộ cho gia đình buôn may bán đắt, công việc thuận lợi.
- Thần Phát (Thần Tiền): Cũng chính là Thần Tài Triệu Công Minh – Một vị quan võ ở thời nhà Tần được đắc đạo thành Tiên do đức tính nhân hậu, thiện lương. Tương truyền, sau khi đắc đạo, Triệu Công Minh luôn giúp đỡ những người oan ức tìm đến ông để cầu cứu. Người làm ăn buôn bán cầu ông để công việc suôn sẻ, thuận lợi.
Bàn thờ Thần Tài có 4 ông
Nếu như bàn thờ Thần Tài 3 ông thờ Thần Tài, Ông Địa và Thần Phát thì bàn thờ 4 ông được bài trí 2 ông Thần Tài và 2 ông Thổ Địa. Mỗi một vị thần lại đảm nhiệm một công việc khác nhau, mang một ý nghĩa khác nhau.
Nhiều người cho rằng, việc bài trí bàn thờ Thần Tài có 4 ông, 3 ông sẽ giúp gia đình chiêu tài, đón lộc dồi dào hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, việc thờ 2 ông, 3 ông hay 4 ông sẽ phụ thuộc vào quan niệm, mục đích thờ cúng và mô hình kinh doanh, buôn bán của từng gia đình.
Vị trí đặt 3 ông, 4 ông trên bàn thờ Thần Tài
Đối với bàn thờ 2 ông, gia chủ chỉ cần đặt Ông Địa ở vị trí bên trái, Thần Tài ở bên phải theo hướng ngoài cửa nhìn vào. Đồng thời, đặt giữa 2 vị thần là 3 hũ gạo, muối và nước.
Tuy nhiên, vị trí đặt 4 ông, 3 ông trên bàn thờ Thần Tài chắc chắn sẽ có sự khác biệt:
- Bàn thờ Thần Tài có 3 ông: Vị trí của Thần Tài và Thổ Địa vẫn giữ nguyên và ông Thần Phát được đặt ở giữa.
- Bàn thờ Thần Tài có 4 ông: Đặt 2 ông Thần Tài ở bên phải, 2 ông Thổ Địa ở bên trái, song song nhau để phù hợp phong thủy.
Kích thước bàn thờ Thần Tài có 4 ông, 3 ông
Trước khi chọn mua bàn thờ, gia chủ cần xác định mục đích thờ 2 ông, 3 ông hay 4 ông. Bởi lẽ, kích thước bàn thờ Thần Tài có 4 ông, 3 ông nên lớn hơn, rộng rãi hơn khi thờ 2 ông.
Kích thước bàn thờ Thần Tài còn phụ thuộc vào các kiểu dáng khác nhau. Trong đó phải kể đến:
- Bàn thờ Thần Tài hai mái chùa: Ngang 48cm x Sâu 56cm x Cao 99cm.
- Bàn thờ Thần Tài ba mái chùa: Ngang 61cm x Sâu 56cm x Cao 99cm.
- Bàn thờ Thần Tài bốn mái chùa: Ngang 48cm x Sâu 56cm x Cao 107cm.
- Bàn thờ Thần Tài mái bằng: Ngang 48cm x Sâu 56cm x Cao 99cm
Ngoài ra, gia chủ có thể yêu cầu thiết kế bàn thờ riêng theo diện tích không gian sao cho phù hợp nhất.
Khi lựa chọn kích thước phù hợp, việc sắp xếp, bố trí vật phẩm thờ cúng trên bàn thờ sẽ gọn gàng hơn, không bị chồng chéo gây mất thẩm mỹ. Để khắc phục vấn đề này, các mẫu bàn thờ hiện đại được thiết kế thêm phần ngăn kéo tiện lợi, đặc biệt là những dịp lễ Tết hay ngày Vía Thần Tài.
Cuối cùng, dù là bàn thờ 2 ông hay bàn thờ Thần Tài có 4 ông, 3 ông đều phải được lau dọn sạch sẽ thường xuyên. Vật phẩm thờ cúng phải được chuẩn bị tươm tất, bố trí chuẩn phong thủy. Có như vậy, công việc kinh doanh buôn bán sẽ thuận lợi hơn.