Tin mới nhất

Tại sao lại đeo nhẫn cưới ngón áp út

Bạn để hai bàn tay đối diện, gập ngón giữa lại và áp sát vào nhau rồi cho hai bàn tay mở ra nhưng các ngón còn lại chống vào nhau ở đầu mút ngón. Bạn sẽ thấy các ngón cái, trỏ, út đều dễ dàng tách ra nhưng riêng hai ngón áp út lại không thể rời

Và đây cơ sở để người Trung Quốc đưa ra một cách giải thích rất thú vị và thuyết phục về lý do đeo nhẫn cưới ở ngón áp út.

Theo họ, ngón tay cái tượng trưng cho cha mẹ, ngón tay trỏ tượng trưng cho anh em, ngón giữa là chính bạn, ngón áp út tượng trưng cho người bạn đời, và ngón út tượng trưng cho con cái của bạn. 

Khi thử úp hai bàn tay theo kiểu đã nói ở trên, bạn sẽ thấy chỉ có ngón áp út là không thể tách nhau ra được. Đó là bởi cha mẹ bạn không thể sống suốt đời với bạn. Anh em cũng sẽ có gia đình riêng và sẽ rời xa bạn. Cuối cùng con cái bạn cũng vậy, chúng sẽ tạo dựng cuộc sống của riêng mình chứ không thể sống cùng bạn mãi mãi.

Còn với ngón áp út, bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi không thể tách rời chúng ra khỏi nhau. Đó là vì bạn cùng người bạn đời được số phận mang đến với nhau để hòa quyện, gắn bó không thể tách rời suốt cả cuộc đời, cho dù tất cả thế giới này bỏ hai bạn ra đi và cuộc sống của hai người có trải qua bao thăng trầm, ngọt đắng đến thế nào đi nữa.

Quan điểm và suy nghĩ của người phương Tây

Tại các nước ở châu Âu họ thường quan niệm rằng đeo nhẫn cưới ở ngón áp út bàn tay trái xuất hiện từ trước khi ý học được phổ biến rộng. Với các nhà nghiên cứu họ còn có một niềm tin mãnh liệt rằng có một tĩnh mạch trên ngón tay thứ tư của bàn tay trái chạy thằng vào trong tim.

Theo nhiều nghiên cứu của tiếng Latinh “Vena Amoris” có nghĩa rằng là tĩnh mạch của tình yêu, và ngón áp úp bàn tay trái gần với trái tim nhất. Nhưng ngày nay khoa học đã nghiên cứu và minh chứng rằng tĩnh mạch gần tim có trong ngón áp út bên tay trái không tồn tại và cũng không có liên quan nào với ngón áp út như người xưa tương truyền và nói như vậy cả. 

Một số quan niệm khác về đeo nhẫn cưới ngón áp út

Đa phần số đông chúng ta đều thuận tay phải nên nếu đeo nhẫn cưới ở tay trái sẽ giúp bạn thoải mái hoạt động hơn và chiếc nhẫn cũng tránh được tình trạng đỡ trầy xước khi phải va chạm quá nhiều.

Một vài thống kê đưa ra thì có nhiều quốc gia không đeo nhẫn cưới ở ngón áp út của bàn tay trái như Na Uy, Nga, Hy Lạp, Bungari, Phần Lan, Áo, Đức, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha… Họ sẽ đeo nhẫn cưới ở ngón áp út bên phải thay cho tay trái. Nhưng theo truyền thống của người Do Thái thì nhẫn cưới sẽ đeo ở ngón trỏ thay vì ngón áp út bàn tay trái.

Trên thế giới hiện nay không có bất kỳ một quy chuẩn hay luật lệ bắt buộc nào về việc đeo nhẫn cưới ở ngón tay út bàn tay trái hay tay phải. Bạn có thể đeo ở bất cứ ngón tay nào mà bạn cảm thấy thích hoặc để cho bạn dễ dàng làm việc. Nếu tình yêu của chúng ta là chân thành mà bạn và người yêu dành cho nhau thì đó mới là thứ bền vững và quý giá nhất.

>>> Xem thêm: BST nhẫn cưới uyên ương Ancarat TẠI ĐÂY

Ý nghĩa cốt lõi của vòng đá tự nhiên

Có nên sử dụng đá thạch anh khi ngủ hay không?

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *