Moissanite là một lựa chọn thay thế phổ biến cho kim cương cho những chiếc nhẫn cầu hôn phù hợp với túi tiền. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nhầm lẫn về lựa chọn giữa hai loại đá trông giống hệt nhau này. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra những điểm cần lưu ý khi bạn so sánh Moissanite và kim cương.
So sánh độ lấp lánh
Một điểm khác biệt cần lưu ý khi so sánh Moissanite và kim cương đó là Moissanite có chỉ số khúc xạ cao hơn.
Kim cương và Moissanite đều là những viên đá lấp lánh tuyệt vời. Độ lấp lánh hay độ sáng sẽ tương quan với chỉ số khúc xạ của một viên đá. Moissanite có chỉ số khúc xạ nằm trong khoảng từ 2,65 đến 2,69 so với chỉ số khúc xạ của kim cương là 2,42. Moissanite có độ sáng cao hơn nhiều loại đá quý khác, và sở hữu độ rực lửa độc đáo tạo ra một vẻ ngoài lấp lánh cầu vồng.
So sánh độ bền
Cả kim cương và Moissanite đều là những lựa chọn tuyệt vời với độ bền cực cao, giúp cho nhẫn của bạn tránh được các hư hỏng do va chạm hằng ngày trong lúc sử dụng.
Trong khi kim cương là loại đá cứng nhất trong các loại khoáng vật khi đạt 10 điểm trên thang độ cứng Mohs thì Moissanite cũng không kém cạnh khi đạt 9.25 điểm, là viên đá có độ cứng xếp ngay sau kim cương.
Cả hai loại đá quý này cũng có khả năng chịu nhiệt cao, vì vậy hãy yên tâm rằng chiếc nhẫn đính hôn của bạn sẽ ít bị hư hỏng với những va chạm thông thường và tiếp xúc nhiệt trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, hai loại đá cũng đủ cứng để có thể thay đổi loại hình thiết kế trang sức khác mà không bị hư hại.
So sánh màu sắc và ánh lửa từ khúc xạ ánh sáng
Mặc dù Moissanite được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm và được coi là “đá quý không màu” nhưng không hoàn toàn vậy. Trong một số ánh sáng nhất định, bạn có thể nhìn thấy ánh sáng phản chiếu của các màu sắc khác nhau từ Moissanite.
Moissanite sẽ khúc xạ ánh sáng thành nhiều màu, dài và rộng trong khi khúc xạ ánh sáng ở kim cương lại ngắn và không màu.
Đây là một ưu thế tuyệt vời giúp chúng khác biệt với kim cương và các khách hàng rất mực yêu thích ánh sắc cầu vồng mà chiếc nhẫn đính hôn Moissanite phát ra. Tuy nhiên, vẫn có những người khách thích viên kim cương lấp lánh tinh tế hơn.
So sánh độ tinh khiết
Mỗi loại trang sức đá quý gần như đều chứa tạp chất. Dù sẽ bị coi là một nhược điểm những những tạp chất này lại là đặc điểm khiến viên đá đó trở nên “độc nhất vô nhị”.
Bởi vì phần lớn Moissanite được tạo trong phòng thí nghiệm nên chất lượng của chúng có thể được kiểm soát. Do vậy, các tạp chất trong Moissanite thường có kích thước cực nhỏ và không ảnh hưởng đến độ trong hoặc độ sáng của đá quý.
Tương tự, hầu như mọi viên kim cương đều có những tạp chất cực nhỏ. Tuy nhiên, độ tinh khiết của một viên kim cương có thể từ hoàn hảo đến không hoàn hảo và giá thành của chúng sẽ bị ảnh hưởng. Các cấp độ khác nhau của kim cương được đo bằng biểu đồ độ tinh khiết do Viện Đá quý Hoa Kỳ (GIA) phát triển.
So sánh yếu tố đạo đức trong việc khai thác
Nếu bạn có thể mất ngủ vì những tác động xã hội, chính trị và môi trường của việc khai thác đá quý, thì một viên Moissanite sẽ là một lựa chọn hợp với bạn hơn. Vì chủ yếu được tạo trong phòng thí nghiệm nên Moissanite không được khai thác bằng những phương pháp vô đạo đức như bóc lột sức lao động và gián tiếp hỗ trợ các xung đột chính trị như .
Trong khi đó, những viên kim cương đến từ Canada là nơi cung cấp nổi tiếng nhất về những viên kim cương có giá trị bền vững, không xung đột và thân thiện với môi trường.
Hoặc nếu bạn muốn loại bỏ mọi lấn cấn trong lòng, một viên kim cương nhân tạo sẽ là lựa chọn tốt hơn cả hoặc bạn có thể lựa chọn các loại đá giống kim cương khác cho nhẫn đính hôn phù hợp.
So sánh Moissanite và kim cương: giá thành
Moissanite nhân tạo có giá thấp hơn đáng kể so với nhiều loại đá khác, bao gồm cả kim cương. Điều này làm cho Moissanite trở thành một lựa chọn thân thiện với ngân sách của nhiều người. Mức tiết kiệm cụ thể khi sử dụng một viên Moissanite nhân tạo cho chiếc nhẫn cầu hôn sẽ khác nhau tùy thuộc vào kiểu cách thiết kế của nhẫn, viên đá trung tâm và các tùy chọn thiết kế khác.
Viên kim cương này nặng 1.02 ct, có cấp màu D, độ tinh khiết VS2 trị giá gần 9.000 USD
Chiếc nhẫn cưới này được gắn viên Moissanite nặng 2 carat làm viên đá trung tâm trị giá gần 1.800 USD
So sánh tính chất vật lý và hóa học
Bảng dưới đây bao gồm các đặc điểm vật lý và hóa học mà các nhà khoa học và chuyên gia dùng để sử dụng khi so sánh Moissanite và kim cương.
Kim cương | Moissanite | |
Màu sắc | Kim cương thường có màu vàng hoặc nâu nhẹ. Một viên kim cương không màu hoàn hảo là rất hiếm có. | Trong suốt, xanh lục hoặc vàng |
Độ bóng | Sáng bóng | Sáng bóng đến ánh kim |
Định nghĩa | Kim cương là một khoáng chất tự nhiên, là một loại hình đặc thù của cacbon | Moissanite là một khoáng chất tự nhiên hiếm có, nhưng thường được tạo ra trong phòng thí nghiệm từ cacbua silic (SiC) như một chất mô phỏng kim cương. |
Cách hình thành phổ biến | Tự nhiên | Chủ yếu là nhân tạo |
Chỉ số khúc xạ | 2.42 | 2.65 – 2.97 |
Giá trị | Giá trị cao | Trung bình giá trị chỉ bằng 1/10 so với kim cương |
Hệ thống tinh thể | Lục diện | Lục diện |
Độ cứng | Cứng nhất với 10 điểm | Xép ngay sau kim cương với 9.25 điểm |
Công dụng | Trang sức đá quý Thí nghiệm áp suất caoDụng cụ cắt | Trang sức đá quý (thường là thay thế cho kim cương) Thí nghiệm áp suất cao |
Trọng lượng riêng | 3.52 | 3.218 – 3.22 |
Độ tán sắc | 0.044 | 0.104 |
Dẫn nhiệt | Kim cương là một trong những chất dẫn nhiệt hiệu quả nhất | Dẫn nhiệt tốt, có thể so sánh với kim cương |
Dẫn điện | Kim cương là chất cách điện | Dẫn điện tốt |
Nhiệt độ nóng chảy | 3550 độ C (~6422 độ F) | 2730 độ C |
Công thức hóa học | C | SiC |
Do Moissanite có những đặc điểm quá giống kim cương mà nhiều nơi bán vì lợi nhuận sẽ đánh tráo kim cương bằng Moissanite. Vì vậy bạn nên cẩn thận khi đi mua kim cương. Có thể dùng các cách phân biệt trên để kiểm tra và tốt nhất bạn nên mua kim cương ở những nơi bán uy tín.