Tin mới nhất

Tết Nguyên Đán và những điều thú vị về tết

Tết Nguyên đán là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng nhất trong năm. Ngày lễ này không chỉ có ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà còn là ngày để mọi người trở về đoàn tụ với gia đình, những người con xa nhà trở về với quê hương và là dịp để nhớ về tổ tiên. Hãy cùng ANCARAT tìm hiểu thêm về Đại Lễ Tết Nguyên Đán và những điều thú vị về Tết nhé!

Tết Nguyên đán là gì? Tết Nguyên đán diễn ra vào thời gian nào?

Tết Nguyên đán còn có các tên gọi khác là Tết ta, Tết cả, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền. Đây là dịp lễ hội Tết chúc mừng năm mới theo lịch âm vô cùng ý nghĩa và quan trọng tại Việt Nam. Tết theo cách đọc Hán-Việt là chữ “Tiết”, chữ “Nguyên” có nghĩa là sơ khai, sự khởi đầu còn chữ “Đán” nghĩa là buổi sáng sớm. Đọc đúng theo phiên âm Hán Việt sẽ là Tiết Nguyên đán, nghĩa là một sự khởi đầu mới.

Ý nghĩa ngày Tết Nguyên đán

Ngày Tết Nguyên Đán có ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với người dân Việt Nam. Đây không chỉ là khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa văn hoá, tâm linh,… sâu sắc. Theo quan niệm phương Đông, khoảng thời gian này đất trời có sự giao thoa và con người có thể gần gũi với thần linh. 

Ngày Tết Nguyên đán còn được coi như một “khởi đầu mới”. Là thời điểm tất cả mọi người cùng hướng đến một năm mới sung túc, an lành, và gác lại những điều không may mắn trong năm cũ. Do vậy, vào những dịp Tết, gia đình nào cũng chăm chỉ dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa, sắm sửa cho thật đẹp, thật sạch sẽ.

Tết Nguyên đán Việt Nam cũng là dịp mọi người dành thời gian cho gia đình để tình cảm gia đình thêm gắn bó. Các gia đình thường tụ họp thời điểm này để chúc Tết nhau, cùng thắp nén hương tưởng nhớ tổ tiên tạ ơn ông bà, tổ tiên đã phù hộ trong suốt một năm qua. 

Những điều thú vị về Tết Nguyên đán

Lì xì

Lì xì đầu năm là một phong tục truyền thống, một nét đẹp văn hóa của người phương Đông với mong muốn mang lại nhiều may mắn cho mọi người trong năm mới. Tục lì xì là một phần đậm đà của phong vị Tết Nguyên Đán, đặc biệt đối với trẻ con, khiến trẻ nhớ tới Tết như một thời điểm mở đầu năm mới. Tục lì xì có khá nhiều nguồn gốc khác nhau. Nhưng ở Việt Nam, tục lì xì làm tăng thêm nét đẹp Tết Việt, đặc biệt đối với trẻ con, chúng háo hức, chờ đợi đến ngày Tết không chỉ vì là khởi đầu năm mới may mắn, hạnh phúc mà còn mong chờ được ông bà, bố mẹ, anh chị lì xì đầu năm. 

Chưng hoa ngày tết

Mỗi khi tết đến xuân về, hoa đào và hoa mai được coi như ‘sứ giả’ của mùa xuân . Một loài ở phương Bắc, một loại ở Phương nam mang sắc hồng và vàng chói rực rỡ len lỏi khắp các con phố lớn cho tới những ngõ nhỏ miền thôn quê. Vào dịp Tết Nguyên Đán thì hoa đào và mai là loại cây không thể thiếu trong mỗi gia đình, và đặc biệt còn xuất hiện trên bàn thờ tổ tiên.

Cúng giao thừa

Cúng giao thừa là nét văn hóa không thể thiếu đối với người Việt trong ngày Tết Nguyên Đán. Đây được xem là thời khắc chuyển giao giữa các vị thần cai quản năm cũ bàn giao nhiệm vụ cho vị thần năm mới. Xin các vị thần linh phù hộ cho gia đình một năm mới bình an, hạnh phúc. Chính vì thế, mọi gia đình đều phải chuẩn bị một mâm cỗ để bày tỏ lòng biết ơn đối với vị thần đã đem lại sự ấm no, hạnh phúc trong một năm qua cũng như chào đón vị thần mới.

Quần áo Tết

Theo truyền thống của người Việt Nam, Tết Nguyên đán luôn là dịp đoàn tụ gia đình, sum vầy con cháu và đón chào một năm mới bình an. Theo quan niệm dân gian, Tết chính là những ngày đầu tiên của năm và là sự khởi đầu cho một năm mới nên mọi việc ai cũng mong muốn phải suôn sẻ để cả năm sung túc. Vì điều đó, người Việt thường ưa chuộng màu sắc mang lại sự may mắn cho bản thân và gia đình thông qua trang phục. Đây là điều rất thú vị bởi người xưa quan niệm rằng màu đỏ gắn liền với sự thịnh vượng và may mắn, đặc biệt có thể trừ tà.

Có thể nói, việc mặc trang phục màu đỏ là điều mà mọi người phải làm vào năm mới để tránh khỏi những điều xui xẻo trong năm cũ, đem lại những điều may mắn nhất cho họ. Do vậy, hầu hết ai cũng lựa chọn sắc màu rực rỡ như mùa xuân, mà tránh mặc những bộ trang phục như màu đen trắng. Bởi những màu như đen, trắng lại trái ngược màu đỏ, thay vì đem lại may mắn mà mang về những điều xui xẻo.

Bánh mứt

Vào ngày Tết Nguyên Đán, lúc nào trong mâm cơm cũng đầy đủ thức ăn, dù nhà có khó khăn đến mấy thì ngày Tết cũng không thể xuề xòa được. Song song đó là những loại bánh ngọt, mứt tết càng trở nên đặc biệt quan trọng trên mỗi mâm trà đón khách ở các gia đình người Việt.

Vào dịp tết, hầu hết các gia đình đều chuẩn bị bánh ngọt loại ngon, và đầy ắp bên cạnh đó còn có những loại hạt như hạt bí, hướng dương bởi người Việt Nam có phong tục đi chúc tết đầu năm. Nhà nào cũng mong một mâm cỗ trà với bánh kẹo và mọi thứ được chuẩn bị chỉn chu đón khách. Bên cạnh đó, bánh kẹo trong những ngày Tết theo quan niệm của ông cha ta từ xa xưa giúp tạo nên sự ngọt ngào, mặn mà cho năm mới.

Kiêng quét nhà

Vào ngày Tết Nguyên Đán, người Việt thường kiêng quét nhà, đổ rác. Đây là một trong những tục lệ đã được lưu truyền lâu đời cho đến ngày nay. Trong 3 ngày Tết nếu quét hay đổ rác giống như quét, vứt hết đi tiền tài, may mắn và vận đỏ trong năm mới. Vì thế mà trong ngày 30 Tết, dù cho có bận rộn đến đâu đi nữa mọi người cũng sẽ cố gắng dọn dẹp, quét nhà cửa trước giao thừa để tránh 3 ngày Tết phải quét nhà cửa.

Việc quét nhà đổ giác sẽ làm cho những điều may mắn biến mất hoặc hao hụt đi khiến cho cả năm gia đình sẽ rơi vào tình trạng túng thiếu, nghèo khổ. Thay vì quét vứt đi thì bạn có thể dấp lại một góc nhà và không được hót đi vất vào thùng rác. Như thế của cải, may mắn không bị mất đi mà sẽ được gom lại vào một nơi trong nhà.

Mua muối cầu may 

Mua muối cầu may cũng là một trong những điều thú vị về Tết Nguyên Đán mà có thể bạn chưa biết. Người dân quan niệm rằng “đầu năm mua muối cuối năm mua vôi”. Như vậy, muối tượng trưng cho sự mặn mà thể hiện sự yêu thương và gắn kết giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Vào dịp Tết, đặc biệt thời khắc chuyển giao giữa năm cũ, năm mới, rất nhiều người chọn đi đền chùa vào lúc này để cầu bình an, cầu sức khỏe cho gia đình. Do vậy, họ cũng sẽ mua và mang về những gói muối nhỏ xinh để đem về sự may mắn cho gia đình.

Tục xông đất

Theo quan niệm của người Việt, ngay sau thời khắc giao thừa, bất cứ người nào bước từ ngoài vào nhà đầu tiên với lời chúc năm mới được coi là đã xông đất cho gia chủ. Người này nếu có tuổi hợp tuổi với gia chủ sẽ đem lại nhiều may mắn, suôn sẻ cho cả gia đình trong năm tới. Vậy nên, người đến xông nhà cũng vì thế mà quan trọng. Do vậy, người VIệt rất chú trọng người xông nhà.. Họ thường mời những người hợp tuổi với gia chủ theo từng năm. Để đón nhận nhiều niềm vui, hạnh phúc và tài lộc trong năm mới.

Gói bánh chưng ngày Tết

Tục gói chưng ngày Tết đã trở thành nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, được lưu truyền từ xa xưa đến tận ngày nay, thể hiện nét đẹp của nền văn hóa lúa nước. Mỗi khi Tết đến Xuân về, người người, nhà nhà lại gói bánh chưng ăn Tết, dâng bánh lên bàn thờ tổ tiên.

Tùy từng vùng miền mà Tết Nguyên Đán hiện lên với biết bao phong tục khác nhau để lại dấu ấn về nét đặc sắc, độc đáo của dân tộc. Để hưởng ứng Đại lễ Tết Nguyên Đán, ANCARAT cũng cho ra các sản phẩm quà tết, lì xì, vàng để khách hàng có thể lựa chọn, câu may cho một năm mới an khang thịnh vượng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *