Tết Cổ Truyền là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của Việt Nam với đa dạng các phong tục tập quán. Những ngày là Tết dấu mốc quan trọng để bắt đầu cho việc khởi đầu một năm mới với những điều tốt đẹp nhất, mang đến hy vọng một năm mới an lành, may mắn, thành công cho người người, nhà nhà. Dưới đây ANCARAT sẽ bật mí cho bạn về các phong tục Tết cổ truyền Việt Nam, cùng xem là bạn đã biết được hết các phong tục dưới đây chưa nhé!
Phong tục tập quán đoàn tụ bên gia đình
Theo phong tục Tết của người Việt Nam, ngày Tết đầu xuân là ngày đoàn tụ, đoàn viên. Mối quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý chung cho cả xã hội. Tết cũng là ngày đoàn tụ với cả những người đã mất. Từ bữa cơm tối đêm 30, trước Giao thừa, các gia đình đã thắp hương mời hương linh ông bà và tổ tiên và những người thân đã qua đời về ăn cơm, vui Tết với con cháu (cúng gia tiên).
Phong tục tập quán cúng ông Công, ông Táo
Ngày cúng ông Công, ông Táo là ngày 23 tháng Chạp Âm lịch. Vào ngày phong tục tết này mọi gia đình sẽ dọn dẹp sạch sẽ bếp, mua cá vàng, quần áo, tiền vàng về cúng để ông Công, ông Táo về trời. Báo cáo mọi việc với của gia chủ trong suốt 1 năm qua với Ngọc Hoàng. Cá vàng sau khi cúng xong thì sẽ được phóng sinh đem thả ra sông, ra suối.
Phong tục bày mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên là một phong tục tết mang nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam. Mỗi vùng miền sẽ có những cách bày mâm ngũ quả khác nhau, sử dụng những loại hoa trái khác nhau. Mâm ngũ quả thể hiện lòng thành kính đối với trời đất, ông bà tổ tiên và để cầu mong một năm mới bình an, may mắn, hạnh phúc, an khang, phú quý.
Phong tục dọn dẹp nhà cửa
Vào dịp giáp Tết, gia đình Việt đều có thói quen dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ nhằm dọn bỏ hết đi những điều không may của năm cũ và chuẩn bị đón năm mới với những điều may mắn, tài lộc nhiều hơn. Đó là một phong tục tết đẹp mà người Việt vẫn luôn gìn giữ bao thế hệ qua.
Phong tục viếng thăm mộ tổ tiên
Trước Tết, để thể hiện lòng kính trọng, trọn đạo hiếu đối với ông bà, tổ tiên thì con cháu trong gia đình thường ra mộ thăm viếng, làm sạch đẹp nơi an nghỉ của của người đã khuất. Đây là một phong tục Tết phổ biến của người Việt trước khi đón Tết Nguyên đán.
Phong tục đi chùa, hái lộc
Đi chùa, hái lộc là phong tục tập quán của người Việt trong dịp Tết Nguyên đán. Đi lễ chùa đầu năm không chỉ là để cầu xin một năm mới may mắn, phúc lộc và tỏ tấm lòng thành kính đối với đức Phật, tổ tiên. Trong đêm giao thừa, khi đi chùa người ta thường kết hợp hái lộc để cầu may mắn, rước lộc vào nhà.
Hoặc người ta cũng thường đến xin những Hộ thân phù làm một tấm “bùa hộ mệnh” cầu cho vận xui qua đi, tiền tại đưa đến.
Phong tục chúc Tết và mừng tuổi
Dịp Tết người Việt có phong tục đi chúc Tết họ hàng, bạn bè: “Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy”. Vào dịp này mọi người đều dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất đồng thời không quên tặng những phong bao lì xì may mắn. Hoặc nếu để lì xì lấy lộc, may mắn người ta cũng thường sẽ tặng bao lì xì vàng đầu năm cho nhau để cầu một năm thịnh vượng, suôn sẻ.
Tùy từng vùng miền mà Tết Nguyên Đán hiện lên với biết bao phong tục khác nhau để lại dấu ấn về nét đặc sắc, độc đáo của dân tộc. Để hưởng ứng Đại lễ Tết Nguyên Đán, ANCARAT cũng cho ra các sản phẩm quà tết, lì xì, vàng để khách hàng có thể lựa chọn, câu may cho một năm mới an khang thịnh vượng.