Bát Nhã Tâm Kinh (tiếng Anh: Heart Sutra – tiếng Phạn: Prajnaparamita Hrdaya Sutra) hay còn được biết với tên gọi Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh. Là một văn bản nổi tiếng nhất của Đạo Phật Đại Thừa, được coi là sự chưng cất tinh khiết của trí tuệ (prajna). Đây là kinh ngắn nhất chỉ có khoảng 260 chữ của Phật giáo Đại thừa và Thiền tông. Nó cũng là kinh tinh yếu của bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 cuốn. Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh được coi như trí tuệ tinh khiết nhất của Phật giáo Đại Thừa.
Kinh Bát Nhã được các Phật tử Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nepal, Ấn Độ…tụng niệm. Khoảng những năm trở lại đây, kinh cũng được nhiều người Châu Âu và Châu Mỹ lưu truyền.
Với người tu Phật, kinh Bát Nhã chính là ngọn đuốc để soi sáng con đường giác ngộ, tỉnh thức. Bát Nhã chính là trí tuệ, sự tinh tấn có thể nhìn thấu sự thật của mọi việc trên đời. Bát Nhã Tâm Kinh không chỉ là bài kinh về tâm thông thường mà đây chính là tâm sắc bén của mỗi người, là cái trí để thông tuệ cội nguồn của mọi sự vật, hiện tượng trên thế gian này.
Đức Phật muốn chúng ta hiểu được con đường tu hành đi đến giải thoát và đạt giác ngộ là một con đường đầy gian nan, không hề dễ dàng, phải vượt qua nhiều chướng ngại vật, mà muốn vượt qua những khó khăn ấy thì Phật tử cần tụng niệm tâm kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa : qua đi, qua đi, qua, tích cực qua bờ bên kia đi, qua bờ bên kia sự giác ngộ sẽ được viên thành ( Yết -đế. Yết-đế. Ba la yết-đế. Ba la tăng yết-đế. Bồ-đề tát-bà-ha).
Nguồn gốc Bát Nhã Tâm Kinh
Bát Nhã Tâm kinh là một trong những cuốn kinh thuộc Đại Bát Nhã. Sau khi Đức Phật nhập diệt, toàn bộ những lời giảng dạy của Đức Phật được các chư vị cao tăng tập hợp và trì tụng nhiều lần, kết tập lại trở thành kinh điển Phật giáo hoàn chỉnh.
Bộ kinh Đại Bát Nhã được tập kết rất nhiều lần, bộ sưu tập có khoảng 40 kinh điển Phật giáo từ 100 TCN đến 500 SCN. Đến nay cũng chưa biết nguồn gốc chính xác của Tâm kinh là từ khi nào, mà chỉ biết rằng trong số các kinh hình thành nên Đại Bát Nhã , thì Tiểu Phẩm Bát Nhã hình thành sớm nhất sau đó đến Đại Phẩm Bát Nhã và cuối cùng là các kinh thuộc hệ Bát Nhã.
Ngoài Bát Nhã Tâm Kinh, bạn cũng có thể tìm hiểu và tụng niệm Chú Đại Bi hàng ngày để tiêu trừ hóa giải nạn kiếp. Hướng dẫn trì tụng Chú Đại Bi cho tâm bình an, hoan lạc.
Ý nghĩa vi diệu của Bát Nhã Tâm Kinh
Đối với Phật giáo Đại thừa thì từ bi được lấy làm gốc. Từ bi chính là ánh sáng của trí tuệ, đại diện cho tính không: không là trống rỗng: tất cả chúng sanh là trống rỗng. Chính bởi sự trống không này mà tất cả chúng sanh đều được giải phóng và thuần khiết. Như trong Bát Nhã đã nói, đau khổ và sự giải thoát đau khổ đều trống rỗng.
Lòng từ bi chính là chất liệu để chúng ta có thể khởi sinh tình yêu vô điều kiện, hỗ trợ và giúp đỡ chúng sanh đến vô cùng tận mà không suy nghĩ gì. Lòng tư bi được ví như hoa sen trắng, về bản chất là sự tinh khiết, trống rỗng của cuộc sống, là mối liên hệ giữa trái tim và sự hiện diện. Cả hai sẽ tạo ra một cuộc sống kết nối tuyệt vời và bền vững.
Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh truyền đạt những bản chất tốt đẹp nhất của trái tim, sự liên kết giữa từ bi và trí tuệ. Trí tuệ hay Bát Nhã chỉ có thể sinh ra trong tâm an bình, trong sáng, tràn ngập lòng từ bi bắc ái.
Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh chính là lời ghi nhớ ngắn gọn giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc và toàn bộ nhất về cuộc sống tâm linh của chính mỗi người. Từ thân thể đến cảm giác, suy nghĩ, ý thức, ý chí, cũng không gì ngoài tánh không.
Tánh không trong Bát Nhã Tâm Kinh
Tánh không là một học thuyết của truyền thống Đại Thừa, đây cũng là học thuyết gây tranh cãi nhiều nhất trong Phật giáo.
Thông thường chúng ta hiểu rằng “ tánh không” có nghĩa là không có gì tồn tại. Nhưng trong Tứ Diệu Đế, Đức Phật nói rằng những đau khổ của chúng ta đều đến từ chính ý nghĩ rằng chúng ta tồn tại một cách độc lập với cái tôi nội tại. Nhận thức được triệt để bản chất nội tại này chính là ảo tưởng mà chúng ta dính mắc và bám chấp vào nó, giải phóng chúng ra khỏi đau khổ.
Trong Bát Nhã Tâm Kinh có câu: Sắc Tức Thị Không – Không Tức Thị Sắc. Câu nói này có nghĩa là gì? Sắc ở đây được hiểu là vật chất hay hình tướng. Những gì chúng ta cảm nhận được thông qua 5 giác quan. Không có nghĩa là chơn không hay vô tướng. Chúng ta phải biết khi nào “sắc” khi nào “không” . Để có thể giải thoát khỏi khổ đau trong cuộc sống.
Trong Bát Nhã Tâm Kinh, Bồ tát giải thích rằng. Tất cả các hiện tượng đều là những biểu hiện của Tánh không. Trống rỗng với những đặc tính vốn có. Bởi vì các hiện tượng không có các đặc tính vốn có. Chúng không sinh ra cũng không bị phá hủy, không tinh khiết, không ô uế, không đến hay đi.
Câu thần chú trong Bát Nhã Tâm Kinh
Nguyên văn tiếng Phạn là : “Gate Gate Pāragate Pārasaṃgate Bodhi Svāhā”
Các nhà biên dịch ra tiếng Trung Quốc như Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang đã phiên âm câu chú này ra chữ Hán thành :
揭帝 揭帝 般羅揭帝 般羅僧揭帝 菩提 僧莎訶
Nếu người Trung Quốc đọc câu phiên âm này thì nghe gần giống như âm của câu tiếng Phạn. Nhưng người Việt chúng ta đọc theo âm Hán Việt thành :
Yết Đế Yết Đế Ba La Yết Đế Ba La Tăng Yết Đế Bồ Đề Tát Bà Ha
Ý nghĩa câu thần chú
–Gate: suy ra từ động từ “gam”, nghĩa là đi
– Pāragate: pāra là danh từ giống đực, có nghĩa là sự mang qua; sự băng qua; khi giống trung, có nghĩa là bờ bên kia, sự đạt đến mức xa nhất. Cho nên pāragate là đã đi qua bờ bên kia.
– Pārasaṃgate: tiền tố “saṃ” trước động từ có nghĩa là cùng nhau hay hoàn toàn, trọn vẹn. Như thế pārasaṃgate là đã đi hoàn toàn qua bờ bên kia.
– Bodhi: danh từ giống cái, có nghĩa là sự giác ngộ.
– svāhā (ind) là tán thán từ, nguyên là từ dùng trong lễ hiến tế lên thần linh trong nghi thức tôn giáo ở Ấn độ, có thể hiểu như tiếng reo mừng, cảm thán.
– bodhi svāhā = Giác ngộ.
>>> Xem thêm:
Nhân Trung là gì? Giải mã toàn bộ bí ẩn về Nhân Trung
Tướng sát chồng là gì? Mẹo hóa giải tướng Sát phu