Về bản chất, Trầm hương đeo càng lâu càng “lên nước”, đeo càng lâu càng sẫm bóng; vân gỗ sáng rõ và hương trầm thanh nhẹ, dịu ngọt. Nhiều người gọi đây là hiện tượng “kết duyên trầm”. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp (ít gặp), đeo vòng trầm lại không được bóng đẹp như vậy. Lý do có sự khác biệt này là gì? Liệu có phải vòng đeo bị xỉn màu đều là vòng trầm giả, vòng kém chất lượng hay không? Với sự giải đáp từ Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Gấm – Giảng viên ngành Công nghệ Sinh học thuộc Trường Đại học Lâm nghiệp, hi vọng sẽ cung cấp những kiến thức chuyên sâu giúp các bạn hiểu rõ hơn về giá trị của một chiếc vòng Trầm hương cũng như cách bảo quản để vòng giữ được chất lượng tốt nhất.
Thực hư chuyện người kết duyên trầm
Khi bị tác động của bên ngoài như bom đạn, thiên tai, chặt đẽo…, sự xâm nhiễm của các loài động vật như sâu đục và kiến làm tổ, nhựa cây dó bầu sẽ tích tụ, bao bọc lấy vết thương và chữa lành nó. Trải qua hàng chục đến hàng trăm năm, dưới sự tác động của các loại nấm và các hoạt chất có trong chất nhựa này, chất gỗ nơi cây bị thương dần biến tính và được gọi là Trầm hương. Như vậy, bản chất Trầm hương là một loại tinh dầu quý hiếm, sinh ra từ những tổn thương trên thân cây dó bầu.
Từ nguyên liệu gỗ Trầm hương, qua đôi bàn tay khéo léo của người thợ sẽ tiện thành những chiếc vòng xinh xắn. Khi đeo vòng liên tục trong một thời gian dài, những hạt trầm dần trở nên bóng nhưỡng, vân gỗ hiện rõ, hương thơm vương vấn không bao giờ hết. Dân gian gọi đây là hiện tượng “kết duyên trầm”, sinh ra khi thể khí giữa người và gỗ tương hợp với nhau tạo nên cây cầu tâm giao, như hai nhân vật chính trong câu chuyện tri kỷ đẹp nhất thế gian. Càng đeo lâu, hạt trầm càng lên nước và sẫm bóng; vân gỗ trở nên đẹp hơn, các tia dầu nhìn rõ hơn nhờ sự “kết duyên” có một không hai giữa người và trầm.
Hương trầm thanh ngọt, nhẹ nhàng, tinh tế và dễ chịu vô cùng; chứ không phải hương thơm nồng hay hắc. Thực chất “kết duyên trầm” là một hiện tượng khoa học và sinh lý rất thực tế, vô cùng thú vị.
Đeo vòng trầm tỏa mùi thơm
Khi đeo vòng ở tay hoặc cổ, do có sự ma sát giữa cơ thể và các tế bào gỗ cùng với tác động từ nhiệt độ cơ thể nên làm đứt gãy các liên kết của các phân tử cellulose, hemicellulose của thành tế bào gỗ. Khi đó sẽ tạo ra “lỗ hở” để các phân tử tinh dầu Trầm hương nằm bên trong thoát ra từ từ. Vì vậy, người đeo ngửi thấy mùi thơm của vòng trầm. Tùy mỗi người đeo mà vòng trầm có mùi hương đậm, nhẹ khác nhau. Có thể lý giải rằng mùi thơm của trầm tùy thuộc vào năng lượng và cơ địa của từng người.
Vòng trầm đeo lâu sẫm bóng
Vòng đeo lâu có lớp bóng là do có sự ma sát làm phẳng bề mặt, dẫn tới hiện tượng “phản chiếu lại ánh sáng”. Tương tự như kỹ thuật đánh bóng bề mặt vật dụng bằng gỗ. Vì vậy người đeo trong thời gian dài sẽ thấy vòng ngày càng bóng.
Đeo vòng trầm bị bạc màu
Dưới tác động của ánh sáng, các chất tiết ra từ mồ hôi (muối, ion, …) và thời tiết sẽ làm bào mòn thành các tế bào gỗ từ từ. Dẫn đến việc giải phóng dần dần các chất có màu (trong đó có cả tinh dầu Trầm hương) trong các tế bào gỗ. Từ đó, vòng trầm bị bạc màu, phai bớt màu nâu của gỗ. Đây cũng là lý do Trầm Tuệ luôn lưu ý người đeo tránh để vòng dính nước và không nên đeo khi hoạt động thể thao đổ nhiều mồ hôi hoặc lúc trời mưa.
Vòng trầm bị mất mùi
Hầu hết các vòng tay gửi về Trầm Tuệ bảo hành vì mất mùi trầm đều có cùng một nguyên nhân là do người đeo sử dụng mỹ phẩm và nước hoa. Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Gấm: Mỹ phẩm, nước hoa có mùi thơm rất đậm (mùi nặng) vì thường được làm từ tinh dầu dễ bay hơi và đậm đặc, nên mật độ phân tử của các tinh dầu thơm này cao. Do vậy chúng dễ “lấn át” mùi của Trầm hương. Mùi Trầm hương tự nhiên chỉ thoảng nhẹ nên mũi của chúng ta chỉ ngửi thấy mùi của mỹ phẩm, nước hoa, chứ không phải Trầm hương bị mất mùi hoàn toàn như nhiều người vẫn lầm tưởng.
Các chuyên gia đánh giá sản phẩm cao cấp, họ vẫn ngửi thấy mùi Trầm hương khi có nước hoa, vì khứu giác của họ rất tốt, phân biệt được các mùi có mật độ phân tử ít trong không khí. Còn đa số người dùng thì chỉ thấy mùi của mỹ phẩm/nước hoa, chứ ko thấy mùi Trầm hương. Đấy là do “độ nhạy” và “tinh” của khứu giác mỗi người.
Trầm hương tự nhiên không bao giờ mất mùi. Càng đeo lâu vòng trầm càng đẹp, mùi hương càng bền, đượm và ấm, nhất là khi biết cách bảo quản vòng Trầm hương đúng cách. Cũng có trường hợp vòng mới đeo một thời gian ngắn đã trở nên bóng và thơm, màu đậm hơn. Trong khi có người đeo lâu mà vòng vẫn y hệt như lúc mới mua. Dân gian cho rằng đây là cái duyên của mỗi người với Trầm hương – linh khí của đất trời. Ngoài ra, do cơ địa của mỗi người không ai giống ai, vì vậy thời gian “kết duyên” cũng sẽ khác nhau hoàn toàn.
Như vậy, có thể thấy “kết duyên trầm” chỉ là một cách nói hoa mỹ, văn vẻ hơn về các hiện tượng lý – hóa – sinh diễn ra khi đeo vòng trầm. Tuy nhiên, hiện tương này không phải có ở tất cả các vòng tay Trầm hương. Cần nhấn mạnh chúng chỉ có ở vòng tay được chế tác từ Trầm hương tự nhiên. Còn với vòng trầm công nghệ hay còn gọi là trầm axit thì dù có đeo lâu đến mấy thì màu gỗ cũng ít bị bạc đi và mùi hương thì luôn thơm nồng, gắt do chúng đã được xử lý hóa chất.
Vòng tay Trầm hương ngày càng được nhiều người lựa chọn với nhiều mẫu mã và kiểu dáng cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Không chỉ là phụ kiện thời trang đẳng cấp mà nó còn là một vật phẩm hỗ trợ tinh thần cho người sử dụng. Sở hữu một chiếc vòng trầm giúp người đeo cảm thấy an tâm, công việc từ đó cũng thuận lợi hơn. Hương trầm thơm dịu nhẹ giúp người đeo cảm thấy dễ chịu, thoải mái và thư giãn.
>>> Xem thêm:
4 cách bảo quản vòng trầm hương thơm lâu và bền màu