Bạch Ngọc là gì?
Bạch Ngọc (tên khoa học là White Nephrite) với cấu tạo chính là Ca2Mg5 (OH) 2 (Si4O11) 2 và các thành phần khoáng chất, nhưng có loại ngọc trai mịn, có một lượng khoáng chất Mg làm cho ngọc trai càng đeo càng bóng.
Trong tất cả các loại đá trang sức, Bạch Ngọc là một loại trang sức rất được ưa chuộng vì khi nói đến màu trắng rất dễ phối màu và nổi bật, mang đến sự sang trọng, thanh lịch và quý phái cho người mặc.
>>> Xem thêm: BST trang sức ngọc Ancarat TẠI ĐÂY
Đọc thêm: Ngọc là gì? Tổng hợp kiến thức về trang sức bằng ngọc?
Bạch ngọc – vẻ đẹp tinh khiết như sương
Từ xưa đến nay, người ta còn sử dụng Bạch Ngọc để làm vật trang trí phong thủy hoặc trang sức như vòng tay, dây chuyền, mặt dây, mặt nhẫn, trâm cài tóc,…Nó còn rất dễ phối hợp với nhiều loại trang phục khác nhau nhờ vào tông màu trắng ngà vô cùng thanh tao và quý phái. Bạch Ngọc còn có tính chất tương tự với các dạng Ngọc khác, đó là có độ tinh khiết đồng đều, độ bền, độ cứng cao, khả năng chống ăn mòn và còn có thể phản quang.
Bạch Ngọc được hình thành từ sâu trong lòng đất trải qua khoảng thời gian dài lên đến hàng triệu năm, nên các lượng khoáng chất mà Bạch Ngọc hấp thụ đều được xem như là tinh hoa nhật nguyệt cực kì tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, nó còn mang lại nhiều năng lượng phong thủy tích cực đến người đeo, giống như câu nói “Ngọc dưỡng người, cũng là người dưỡng Ngọc”.
Đọc thêm: 4 loại ngọc quý nổi tiếng dân ” chơi ngọc” phải biết
Mẹo phân biệt bạch ngọc và ngọc trắng để tránh mất tiền oan
Để phân biệt bạch ngọc và ngọc trắng ta có thể dựa vào 4 yếu tố: cấu trúc dạng sợi của ngọc, tính phát quang, độ cứng và phản ứng với axit. Cụ thể sẽ được trình bày như bên dưới:
- Kiểm tra độ cứng tương đối của viên đá: Cách này ai cũng có thể kiểm tra được thông qua việc cọ sát các đồ vật có độ cứng thấp hơn Bạch Ngọc nhưng cao hơn Ngọc Trắng. Nephrite trắng có độ cứng là 6 – 6.5, dolomite có độ cứng 3.5 – 4 nên có thể dùng đinh sắt (tương ứng với bút độ cứng số 5) để vạch thử lên đá. Nếu đá bị xước thì đó là ngọc trắng dolomite, ngược lại thì là bạch ngọc nephrite. Ngoài ra, nếu quan sát kỹ phần xỏ dây tiếp xúc sẽ thấy các chuỗi hạt vòng dolomite thường bị vỡ xung quanh do độ cứng thấp.
- Cấu trúc dạng sợi của ngọc: Quan sát đặc điểm cấu trúc bên trong dưới kính hiển vi (có độ phóng đại lớn hơn 10x) thấy cấu trúc của nephrite trắng dạng sợi, bó sợi, ít dạng hạt hoàn toàn đồng đều khác với cấu trúc của dolomite là dạng hạt. Việc làm này chỉ có thể thực hiện tại phòng lab của viện nghiên cứu.
- Tính phát quang: Chiếu tia UV vào mẫu vật, ngọc trắng dolomite phát quang yếu của (trắng – vàng) còn của bạch ngọc nephrite trơ dưới tia cực tím.
- Phản ứng với Axit: Ngọc trắng dễ phản ứng với axit, còn bạch ngọc trơ khi bỏ vào axit. Khi cho mẫu vật vào dung dịch axit HCl nếu không thấy sủi bọt thì là nephrite còn có sủi bọt là dolomite.
Trên đây là bốn cách phân biệt Bạch Ngọc và Ngọc Trắng cơ bản và đơn giản, tuy nhiên việc thử đá bằng axit và kiểm tra độ cứng sẽ có thể nguy hiểm và có thể làm hỏng bề mặt của sản phẩm. Nên cách an toàn, nhanh chóng và chính xác nhất là mang đến các trung tâm giám định đá quý gần nhất. Tham khảo bài viết về Giấy kiểm định đá quý để tìm hiểu kỹ hơn nhé.