Đến hẹn lại lên, cứ vào dịp tháng 7 Âm lịch hằng năm, mọi người con Việt Nam dù đang ở xa hay gần đều cùng nhau hướng về một ngày đại lễ vô cùng đặc biệt ngày lễ Vu Lan.
Lễ Vu Lan là một ngày quan trọng trong đời sống tâm linh người Việt. Lễ Vu Lan thường được tổ chức vào ngày 15/7 âm lịch hàng năm, đây là dịp mà những người con, cháu có thể tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ, đong đầy thêm tình cảm hiếu lễ, lòng biết ơn tổ tiên, cũng như những đóng góp to lớn của các anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước. Vậy, ngày lễ Vu Lan báo hiếu năm 2023 là ngày bao nhiêu dương lịch? Hãy cùng chúng tôi ngược về quá khứ để cùng tìm hiểu nhé!
1. Nguồn gốc ngày lễ Vu Lan
Lễ Vu Lan xuất phát từ điển tích Bồ tát Mục Kiền Liên cứu mẹ. Mục Kiền Liên là một trong mười đại đệ tử của Đức Phật, có mẹ là bà Thanh Đề.
Chuyện xưa kể rằng, sinh thời, mẹ của bồ tát Mục Kiền Liên làm nhiều điều ác, xúc phạm chư Tăng nên khi chết bị đày xuống địa ngục làm con ma đói.
Bồ tát Mục Kiền Liên tìm cách cứu mẹ không được. Ông được đức Phật chỉ cách phải cúng chư Tăng vào dịp Rằm tháng bảy và nhờ phước lực của đông đảo mười phương chư Tăng chúng mới cứu được mẹ mình thoát khỏi đau khổ, hành hạ ở địa ngục.
Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Kiền Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng nên theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp). Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời.
Theo đó, vào dịp tháng bảy hằng năm, tín đồ Phật giáo tổ chức cúng, dâng phẩm vật lên Tam Bảo để cầu nguyện cho ông bà, cha mẹ được siêu thoát. Đó là một hình thức để báo hiếu cho những người thân đã mất trong gia đình.
Theo đó, Lễ Vu Lan 2023 rơi vào ngày thứ 6, 12/08/2022 dương lịch (15/7 âm lịch).
2. Ý nghĩa ngày lễ Vu Lan
Với những tăng ni, phật tử thì Vu Lan là một ngày lễ lớn và vô cùng quan trọng, đây là dịp để các người có thể báo ân, báo hiếu cho những đấng sinh thành, dưỡng dục mình. Ngoài ra, đây còn là lúc để mỗi chúng ta cùng hướng về cội nguồn, về những người đã anh dũng hy sinh để bảo vệ hòa bình cho ngày hôm nay. Lễ Vu Lan cũng là ngày giúp mỗi người chúng ta có thể tiếp cận được những ý nghĩa giáo dục đầy nhân bản của văn hoá Phật giáo đó là “Từ, bi, hỷ, xả”, “vô ngã, vị tha”, “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”…
Theo giáo lý Phật dạy rằng, việc tỏ lòng thành kính biết ơn đấng sinh thành của mỗi người mỗi khác.
Tuy nhiên có một tục lệ bắt buộc và không thể thiếu của các phật tử trong ngày này đó là làm lễ cúng dường, lễ cầu siêu, làm phúc bố thí, phóng sinh để tích phước cầu an, cầu mong cho cha mẹ được tăng phúc tăng thọ, hóa giải nghiệp chướng…
3. Ý nghĩa bông hồng cài trên ngực áo
Theo những phong tục tập quán có từ xa xưa, thì trong ngày Vu Lan này ngoài việc chuẩn bị mâm cỗ để dâng lên tổ tiên với lòng thành kính, thì mỗi người chúng ta thường cài lên ngực một bông hoa hồng. Những bông hoa hồng được xem là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý và ngát hương. Việc nhớ về bậc sinh thành và cài lên ngực bông hoa cao quý là tình cảm đẹp nhất, là chữ Hiếu mà con cái gửi đến những người sinh thành.
Với những ai cài lên mình bông hoa màu đỏ, điều này có nghĩa là người đó là những người may mắn khi đang có mẹ ở bên. Vậy nên chúng ta hãy sống làm sao thật có hiếu, để cha mẹ luôn nở nụ cười hạnh phúc và luôn tự hào khi nói về bạn với mọi người xung quanh.
Còn với những người cài lên mình bông hoa trắng điều này có nghĩa là họ đã mất mẹ. Đây là một lời nhắc nhở để bạn biết rằng, để có được hôm nay thì đừng bao giờ quên ơn cha mẹ, dù họ đã không còn. Hãy sống làm sao để ở thế giới bên kia, cha mẹ bạn cũng đang thấy vui và hãnh diện vì bạn nhé.
>>>> Xem thêm:
Top 4 con giáp sau khi kết hôn mới bắt đầu giàu sang
Những đồ vật không nên tùy tiện cho mượn kẻo mất lộc