Tin mới nhất

Ý nghĩa tranh thủy mặc, tranh phong cảnh phong thủy

Tranh thủy mặc và tranh phong cảnh phong thủy thường được lựa chọn dựa trên ý nghĩa phong thủy và tác động tích cực mà chúng có thể mang lại. Dưới đây là một số ý nghĩa chung. Cùng ANCARAT tìm hiểu Ý nghĩa tranh thủy mặc, tranh phong cảnh phong thủy nhé!

Tranh thủy mặc là gì?

Tranh thuỷ mặc, hay còn được gọi là tranh thuỷ mạc, là một nghệ thuật truyền thống có từ thời xa xưa và vẫn rất phổ biến đến ngày nay. Điểm đặc trưng của loại tranh này là sự biểu đạt về thiên nhiên, bao gồm núi non, sông suối, hoa lá, cây cỏ, và chim muông, thường được kết hợp với nghệ thuật thư pháp. Nét đẹp nghệ thuật của tranh thuỷ mặc đã thu hút sự yêu thích từ nhiều quốc gia Châu Á, trong đó có Việt Nam.

Và điểm khác biệt của dòng tranh thuỷ mặc đó là sử dụng bút lông để vẽ, mực vẽ sẽ được mài từ màu pha cùng với nước và vẽ lên chất liệu lụa màu trắng hoặc đen, hoặc sử dụng giấy. Trong tranh thuỷ mặc bạn sẽ nhận ra rằng màu sắc sử dụng khá đơn giản, thường lấy điểm nhấn thêm đôi chút đó là nét đỏ của ông mặt trời, cành hoa.

Tranh không quá đặt nặng về vấn đề mô tả một cách chân thực mà thay vào đó là sự ước lệ, tượng trưng. Chi tiết vẽ lúc đậm lúc nhạt thể hiện sự xa xăm, mang theo tâm trạng buồn bã suy tư hay sâu lắng khi suy ngẫm về cuộc đời, về phong cách sống tồn tại ở mỗi một chế độ khác nhau.

Đây được xem là một nền nghệ thuật có phong cách riêng bởi có sự tổng hợp giữa thi ca, thư, hội họa và mang đậm dấu ấn của người phương Đông. Thể hiện nỗi lòng của con người với nhiều cảm xúc khác nhau buồn, vui, hạnh phúc và còn có cả sự thù hận.

 Tranh thủy mặc có nguồn gốc từ đâu?

Nếu bạn đang muốn biết tranh thuỷ mặc có nguồn gốc từ đâu thì dòng tranh này có từ cổ chí kim và phát triển nở rộ vào thời phong kiến ở Trung Quốc, được mệnh danh là Quốc hoạ của Trung Quốc. Đây là thời mà người Trung Hoa đã biết sử dụng lông thú để tết lại thành bút lông dùng để viết chữ.

Điều này cũng đã giúp cho các họa sĩ Trung Quốc Xưa nhanh chóng khám phá ra được kỹ thuật cầm bút và sử dụng bút một cách linh hoạt, uyển chuyển và biết cách nhấn nhá, tô vẽ và lợi dụng nét bút để tạo nên bức tranh thuỷ mặc lung linh, huyền ảo và lộng lẫy.

Đây cũng được xem là lợi thế của các hoạ sĩ Trung Hoa trong việc tiếp cận cũng như là vẽ tranh thuỷ mặc. Loại tranh này thường được nhiều người yêu thích và thời xa xưa cũng phổ biến ở một số quốc gia thuộc Châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên,…

Đôi nét về đặc điểm tranh thủy mặc các nước

Khi tranh thuỷ mặc trở thành dòng tranh có sức hút và được biết đến khi gắn liền với nghệ thuật thư pháp của Trung Quốc và phổ biến ở nhiều nước khác thì chúng ta thử tìm hiểu đặc điểm của chúng qua từng nước xem có sự khác biệt gì hay không.

Đặc điểm tranh thuỷ mặc Trung Quốc

Nói đến Trung Quốc thì đây là nước bắt nguồn của dòng tranh đặc biệt này, mở rộng vào triều đại Hán rồi đỉnh cao vào thời nhà Đường – Tống. Đề tài tranh xoay quanh các nhân vật lớn trong tử cấm thành, đi sâu vào thể loại tranh sơn thuỷ, hoa điểu.

Các triều vua nhà Nguyên, Minh, Thanh thì tiếp tục kế thừa và phát huy với hai lối vẽ tỉa từng tiểu tiết bằng nét bút tinh nhọn và tả ý cho cảm xúc khoáng đạt mà sâu lắng cho từng nét múa bút. Đây cũng là thời kỳ đỉnh cao nâng tầm mới giúp cho Trung Quốc trở thành quốc họa trong dòng tranh thuỷ mặc.

Qua ngòi bút của họa gia thuỷ mặc đã lột tả được chân thực tới cùng hệ thống tư tưởng, lối sống, quan điểm nhân sinh quan cũng như là lột tả tinh tế cả suy nghĩ của con người trước tạo hoá. Điều này giúp cho người nhìn có thể chiêm ngưỡng và cảm nhận được tâm hồn của người nghệ sĩ, đại diện cho tư tưởng của cả 1 thời đại.

Trãi qua nhiều triều đại phong kiến, tranh thuỷ mặc của Trung Quốc cũng thăng trầm nhưng nói chúng vẫn tiếp tục là quốc họa cao quý, kế thừa tư tưởng để tạo nên 1 nét văn hoá kinh điển trong hội họa Phương Đông.

Đặc điểm tranh thuỷ mặc Việt Nam

Tranh thuỷ mặc của Việt Nam khi được nhắc đến thì không thể bỏ qua Lĩnh Nam Họa Phái – nơi khởi nguồn của dòng tranh lịch sử thuỷ mặc. Lĩnh Nam Hội Phái bắt nguồn từ trường phái đổi mới, là sự cách tân trong hội họa truyền thống Trung Hoa, ra đời ở tỉnh Quảng Đông vào cuối thời nhà Thanh, họa sư sáng lập ra trường phái này là “Nhị Cao Nhất Trần”, tức Cao Kiếm Phụ, Cao Kỳ Phong và Trần Thụ Nhân, là Lĩnh Nam tam Kiệt của Lĩnh Nam Họa Phái.

Tiếp đến thế hệ thứ 2 của Linh Nam Họa Phái hoạt động nghệ thuật từ những năm 3- của thế kỹ trước, Tiêu biểu nhất là Lĩnh Nam tứ đại danh họa gồm Triệu Thiếu Ngang, Quan Sơn Nguyệt, Lê Hùng Tài và Lý Thiện Thâm. Trong đó, Triệu Thiếu Ngang chính là thầy dạy vẽ của Lương Thiếu Hằng – chủ nhân của Đông Phương nghệ uyển ở Sài Gòn – Chợ Lớn năm 1960 cũng là nơi chuyên đào tạo hoạ sĩ nổi tiếng để đem đến thời kỳ nở hoa cho hội họa thuỷ mặc ở Việt Nam.

Nổi bật phải kể đến đó là Trương Hán Minh có số lượng tranh lớn với giá bán khá cao và sở hữu bộ sưu tập hội họa danh tiếng cả trong và ngoài nước.

Đặc điểm tranh thuỷ mặc Nhật Bản

Tranh thuỷ mặc được lan truyền đến Nhật Bản cùng với nghệ thuật Thiền trong thời Mạc Phủ Kamakura. Và dòng tranh này có tên khác là Sumi-e hay còn gọi là Suibokuga, với đặc điểm khá nổi bật đó là: Được phát hoạ với một màu duy nhất nhưng cũng có khi có màu sắc. Tranh  umi-e chỉ gồm vài nét đơn giản nhưng vẫn khắc họa được 1 cách tinh tế và sắc nét cả 1 trời tâm sự của người vẽ, đồng thời thể hiện tốt tư tưởng của thời đại.

Đó là một vài đặc điểm của của tranh thuỷ mặc của Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản. Vậy ý nghĩa của tranh thuỷ mặc là gì trong trang trí nội thất?

Ý nghĩa tranh thủy mặc trong trang trí nội thất

Không chỉ là bức tranh mang đầy tính nghệ thuật mà tranh thuỷ mặc mang đến cho người xem cảm giác thư giãn, thoải mái cũng như là nhìn thấy được tâm hồn của người họa sĩ. Bằng cách gửi tấm lòng mình vào tranh, suy nghĩ và nỗi lòng của mình một cách tinh tế. 

Bên cạnh đó, nếu như bạn là người đam mê dòng tranh thuỷ mặc chắc sẽ nhận ra rằng chúng luôn có sự hoà hợp giữa con người với con người, cảnh vật với người để mang đến một bức tranh độc đáo nhất.

Đó là ý nghĩa của dòng tranh này muốn truyền tải đến, còn nói đến ý nghĩa của tranh thuỷ mặc trong trang trí nội thất thì đây là bức tranh không chỉ giúp làm đẹp cho không gian mà còn mang đến sự tươi mới, là dòng tranh phong thủy trấn áp được khí xấu, tạo cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng cho gia chủ mỗi khi bước vào phòng.

Hiện dòng tranh thuỷ mặc đã ngày càng được trở nên hiện đại hơn trong cả ý tưởng cũng như là nét bút nên đây sẽ là một tác phẩm tuyệt vời giúp cho không gian trang trí của bạn không chỉ đẹp mà còn hoàn hảo trong từng đường nét.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *