Tin mới nhất

Cách thắp hương đêm giao thừa để đem lại vận khí tốt

Giao thừa là thời khắc chuyển giao thiêng liêng nhất để tiễn năm cũ qua đi, đón năm mới đến. Trong văn hóa của người Việt Nam, đêm giao thừa có rất nhiều nghi lễ được diễn ra và việc thắp hương trong giao thừa là điều không thể thiếu.


1. Cúng Giao thừa thời điểm nào là hợp lý


Lễ Giao thừa hay còn gọi là lễ Trừ tịch là những giây phút cuối cùng của năm cũ và chào đón sự bắt đầu của năm mới. Ý nghĩa của lễ Trừ tịch này là đem bỏ hết đi những điều xấu, những phiền muộn của năm cũ để đón những điều tốt đẹp sắp đến ở năm mới. Lễ trừ tịch còn là lễ để “trừ khử ma quỷ”, do đó nó được gọi là “trừ tịch”.

Người ta bắt đầu thắp hương đêm giao thừa vào lúc chính Tý, tức là đúng 0 giờ đêm hôm 30 tháng Chạp âm lịch. Theo quan niệm trong dân gian, đêm giao thừa là đêm mà các vị quan Hành Khiển, Phán quan bàn giao lại công việc cai trị trong năm cũ để tiếp quản việc cai trị trong năm mới. Do đó, mâm cúng giao thừa ngoài trời là dùng để tiễn đưa các vị thần năm cũ và nghênh đón vị thần cai quản năm mới. Còn mâm cúng giao thừa trong nhà nhằm bày tỏ lòng biết ơn, sự hiếu thảo và cung kính mời tổ tiên về sum họp với gia đình con cháu trong năm mới.


2. Lễ vật không thể thiếu trong mâm ngũ quả đêm giao thừa


Mâm cỗ cúng đêm giao thừa nó thể hiện kết quả của việc làm ăn trong năm vừa qua, vừa để tỏ lòng thành kính, vừa để tỏ lòng biết ơn đến các vị thần linh, ông bà, tổ tiên, chính vì thế, mọi người cần chuẩn bị thật tỉ mỉ và kỹ lưỡng.

Mâm cỗ để thắp hương trong đêm Giao thừa ngoài trời được bày biện một cách trang trọng trên bàn được đặt trước cửa nhà, trước sân hoặc trên sân thượng các lễ vật gồm: Hoa tươi, đèn dầu, hương, trầu cau, mâm lễ mặn với gà trống tơ luộc, xôi, bánh chưng hoặc bánh tét.

Còn mâm lễ cúng giao thừa trong nhà đặt trên bàn thờ gia tiên, gồm có bánh chưng hoặc bánh tét, giò lụa, xôi, gà trống tơ luộc, canh, hương, hoa, đèn, trầu cau, bánh kẹo, mứt tết, rượu/trà.

3. Lễ cúng Giao thừa ngoài trời


Theo quan niệm dân gian, có 12 vị quan Hành khiển và 12 vị Phán quan tương ứng với 12 con giáp. Người xưa tin rằng, mỗi năm có một vị Hành khiển trông coi việc trần gian, hết năm vị thần năm cũ này sẽ giao lại việc tiếp quản cho vị thần năm mới, cứ sau 12 năm thì lại có sự luân phiên trở lại. Lễ cúng giao thừa ngoài trời được ví như là một bữa tiệc để đưa tiễn vị thần cũ, tiếp đón vị thần của mới. Cho nên, việc thắp hương đêm giao thừa ở ngoài trời là việc mà các gia đình không thể bỏ qua trong thời khắc quan trọng này.

Do mỗi vùng miền có phong tục cúng giao thừa khác nhau, những lễ vật cơ bản nhất mà hầu hết mọi nơi đều dùng để thắp hương giao thừa ngoài trời là:

⁂ Hương (chọn mùi có mùi nhẹ nhàng, dễ chịu)

⁂ Đèn cầy

⁂ Muối gạo

⁂ Rượu/ Trà

⁂ Trầu cau

⁂ Mâm ngũ quả

⁂Bánh kẹo


4. Những lưu ý trong đêm Giao thừa


Giao thừa là thời khắc linh thiên của mọi người, đánh dấu một năm cũ trôi qua và chào đón một năm mới thuận lợi, nhiều niềm vui hơn thế nên khi cúng giao thừa luôn được người Việt Nam chuẩn bị kỹ lưỡng từ mâm cỗ, văn khấn.

Mâm cúng Giao thừa cần chuẩn bị tươm tất: Từ xưa đến nay, mâm cúng chủ yếu là sự thành tâm không cần phải đầy đủ như yêu cầu. Nhưng không phải vì vậy mà được phép sơ sài.

Theo quan niệm của người Hoa, thì đêm giao thừa phải có đầy đủ con cháu để rước ông bà về ăn Tết với gia đình. Nếu nhà không đầy đủ thì thể hiện đó sẽ là một năm không hạnh phúc, không trọn vẹn.

Vào đêm Giao thừa, mọi người trong gia đình cần phải hòa thuận, tránh tình trạng cãi vã, to tiếng với nhau.

Tránh tạo ra những tiếng động lớn, rơi vỡ, đổ bể.

Không nên soi gương vào đêm giao thừa vì theo quan niệm của người xưa thì nếu làm như như vậy có thể nhìn thấy ma quỷ vào đêm đó, khiến cả năm gặp điều không may.


5. Những việc cần làm trong đêm Giao thừa


❄ Để tiền trong túi điều này mang ý nghĩa là bạn luôn giữ và duy trì được tài chính trong suốt cả năm.

❄ Mặc quần áo mới đặc biệt là màu đỏ vì màu đỏ mang ý nghĩa may mắn, phát tài.

❄ Đi lễ chùa, đền: Lễ giao thừa ở nhà xong, mọi người thường rủ nhau đi lễ các đình, chùa, miếu mục đích là để cầu phúc, cầu may, để xin thần Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình một năm bình an, luôn có sức khỏe, an khang, tài lộc dồi dào.

❄ Đi hái lộc: Sau khi đi lễ ở chùa xong mọi người có tục lệ hái trước cửa đình, cửa đền một cành cây gọi là cành lộc để mang về nhà, ngụ ý là “lấy lộc” của Trời đất, Thần Phật ban cho. Cành lộc này sẽ được mang về cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *