Lễ Vu Lan là một trong những ngày lễ lớn và mang ý nghĩa quan trọng trong năm đối với dân tộc Việt Nam ta. Vậy, ngày Vu Lan báo hiếu là gì? ý nghĩa và nguồn gốc của lễ Vu lan ra sao? Lễ Vu Lan là ngày nào năm 2023? Vì sao phải cài hoa hồng lên áo trong lễ Vu Lan? Nên tặng gì cho cha mẹ trong ngày này? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy cùng theo dõi nhé!
Ngày lễ Vu Lan là một trong hai lễ lớn nhất của Phật giáo, nhằm báo hiếu công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, nay không chỉ là ngày lễ của các Phật tử mà đã trở thành một lễ hội văn hóa tinh thần chung của xã hội, mang đến thông điệp về lòng biết ơn và đền ơn như một biểu hiện và cư xử văn hóa đáng được con người lưu tâm, thực hiện.
Trong ngày này, người con sẽ dành cả lòng thành để báo hiếu công ơn dưỡng dục của cha mẹ tổ tiên. Ngoài ra, các người con cũng sẽ phóng sinh, làm phước để cha mẹ được hưởng công đức.
Lễ Vu Lan diễn ra cố định vào rằm tháng 7 (tức ngày 15/7) âm lịch hàng năm. Nếu tính theo dương lịch, lễ Vu Lan thường rơi vào giữa đến cuối tháng 8, hoặc đầu tháng 9 hàng năm.
Lễ Vu Lan năm 2023 sẽ rơi vào thứ Sáu ngày 30 tháng 8 năm 2023 dương lịch
Để nói về nguồn gốc ra đời của ngày lễ Vu Lan, mời các bạn theo dõi câu chuyện sau kể về Đại Đức Mục Kiền Liên với sự tích dùng lòng hiếu thảo của bản thân cứu mẹ ra khỏi kiếp ngạ quỷ.
Khi Đại Đức Mục Kiền Liên (một trong 2 đại đệ tử của Phật Thích Ca) đã tu luyện thành công, ngài nhớ tới người mẹ Thanh Đề đã khuất của mình nên dùng mắt phép để tìm kiếm khắp đất trời xem bà đã đi đâu, về đâu.
Không ngờ, kết quả đau lòng, ngài thấy mẹ mình đang bị đài thành Ngạ Quỷ (quỷ đói), đi lang thang khắp nơi, đói khát cực khổ vì những việc ác mà bà đã thực hiện. Quá đau lòng khi thấy cảnh đó, Đại Đức Mục Kiền Liên liền dùng phép thần thông để biến cơm dâng tận địa ngục cho mẹ, tiếc rằng tất cả những thức ăn đều hoá lửa.
Không cầm lòng được trước cảnh người mẹ mình lang thang cơ cực dưới địa ngục, ngài liền cầu cứu lên Phật Tổ, Phật liền dạy rằng dù thần thông quảng đại tới đâu thì ông cũng chẳng đủ sức để cứu mẹ đâu.
Cách duy nhất chính là nhờ sức mạnh hợp lực của chư tăng khắp mười phương. Và ngày rằm tháng bảy (15/07) chính là ngày thích hợp để thỉnh chư tăng, sắm sửa làm lễ cúng dường Tam Bảo để cứu lấy phước cho mẹ.
Phật cũng nói thêm là “Chúng sinh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ thì cũng dùng cách này“. Từ đó, ngày lễ Vu Lan báo hiếu ra đời.
Nhắc tới Vu Lan nhiều người biết ngay đến ý lễ của ngày lễ này chính là dùng để báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ (của kiếp này và cả kiếp trước). Ai cũng biết cha mẹ vì con cái mà hy sinh rất nhiều, bỏ ra bao công sức nuôi dưỡng ta nên người mà không mong đổi lại gì cả.
Với người Việt đạo hiếu luôn đi đầu, nhắc nhở chúng ta về những hy sinh to lớn ấy. Những câu tục ngữ, thành ngữ của người xưa luôn luôn dạy chúng ta rằng:
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
“Chim có tổ người có tông”.
“Uống nước nhớ nguồn”.
“Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
Dù thế nào cũng phải nhớ giữ trọn đạo làm con, thờ kính, yêu quý tổ tiên ông bà cha mẹ hết mực.
Ngày lễ Vu Lan ra đời chính là dịp gợi nhắc các thế hệ con cháu nhớ về những công ơn như trời biển ấy. Ðồng thời giúp chúng ta tiếp cận được những ý nghĩa giáo dục đầy nhân bản của văn hoá Phật giáo đó là: “TỪ – BI – HỶ – XẢ”, “Vô ngã, vị tha”.
Nghi thức bông hồng cài áo này bắt nguồn từ thiền sư Thích Nhất Hạnh. Kể rằng, trước năm 1962, trong một lần thiền sư vào nhà sách ở Nhật Bản vào đúng Ngày của Mẹ (Mother’s Day – Ngày lễ truyền thống của nhiều nước Âu, Mỹ), thiền sư đã được một cô gái cài lên áo tràng một bông hoa trắng mà không rõ lý do. Hỏi ra thì thiền sư được biết trong ngày này ai còn mẹ thì được cài bông hoa đỏ, ai mất mẹ thì cài hoa trắng.
>>>> Xem thêm:
Văn khấn rằm tháng 7 cúng gia tiên
Phong tục cúng cô hồn ở các quốc gia khác có giống ở Việt Nam không?