Thông thường, việc thờ cúng Thần Tài và Ông Địa thường đi liền với nhau, ở chung một bàn thờ. Tuy nhiên, một số gia đình lại lựa chọn thờ Ông Địa riêng. Cùng tìm hiểu những sự khác biệt trong việc bài trí và vị trí đặt bàn thờ Ông Địa trong bài sau.
1. Ý nghĩa của việc thờ cúng Ông Địa
Trong dân gian Việt Nam có nhiều câu chuyện khác nhau liên quan đến Ông Địa cùng ý nghĩa của việc thờ cúng vị thần này. Nhưng tựu chung lại đều ở việc mang ý nghĩa hài hòa giữa đất trời, đem lại sự an khang trong gia đình, thịnh vượng trong làm ăn buôn bán.
Công việc chính của người dân Việt Nam từ trước đến nay chủ yếu là làm nông. Do đó, tư tưởng tâm linh cầu mong cho đất đai màu mỡ, phì nhiêu là một điều phù hợp. Với người Việt, ông Địa chính là người cai quản đất đai, dù có bất kỳ hoạt động sản xuất nào cũng cần phải được sự đồng ý của ông Địa. Không những thế, ông Địa còn là một vị thần, giúp những người sống trên một lãnh thổ thoát khỏi sự quấy nhiễu của ma quỷ. Trên tư tưởng tâm linh đó, việc thờ cúng ông Địa đã được người Việt Nam chú trọng từ nhiều đời.
Ngoài những vai trò quan trọng của ông Địa ở trên, người ta còn tin rằng ông Địa là vị thần rước thần Tài đến nhà, mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ. Do đó, việc thờ cúng ông Địa luôn gắn liền với việc thờ cúng thần tài.
2. Hướng đặt bàn thờ Ông Địa
Các nhà phong thủy đã tính toán và đưa ra lời khuyên về việc đặt bàn thờ ông Địa như sau:
Khi đặt bàn thờ ông Địa, gia chủ cần đặt theo hướng thẳng ra phía cửa nhà, thường ở vị trí có vách dựa vào để tạo sự vững chắc cho tủ thờ đồng thời cũng mang ý nghĩa, cuộc sống của gia chủ sẽ được yên bình, may mắn.
Khi bài trí bàn thờ ông Địa, cần xem trong gia đình, có những vị trí thích hợp theo 2 hướng Thiên Lộc và Quý Nhân hay không, nếu có thì nên đặt bàn thờ theo 2 hướng này đón lộc vào nhà, mọi sự trong nhà cũng trở nên thuận lợi.
Xác định hướng cung Thiên Lộc
Mặc dù trong phát quái cung có nói cung Thiên Lộc ở hướng Đông Nam nhưng để xác định được cung Thiên Lộc là hướng nào chính xác nhất thì gia chủ nên sử dụng thêm la bàn để giúp đảm bảo vận may, tiền tài và vượng khí cho bản thân cũng như là các thành viên trong gia đình.
Cụ thể là hướng Đông Nam của cung Thiên Lộc được chia thành 03 sơn nhỏ có dao động từ 112,5 – 157,5 độ. Và dựa vào phong thủy huyền không phi tinh thì mỗi sơn sẽ có được những cách cục khác nhau. Theo đó thì 3 sơn được chia lần lượt là: hướng Đông Nam 01 là từ 112,5 – 127,5 độ; hướng Đông Nam 02 là từ 127,5 – 142,5 độ và hướng Đông Nam 03 là từ 142,5 – 157,5 độ.
Nếu xác định hướng cung Thiên Lộc để đặt bàn thờ ông Địa thì cần phải đặt chính xác theo hướng Đông Nam 01 để đảm bảo được vượng khí lớn nhất.
Xác định hướng cung Quý Nhân
Để xác định được cung quý nhân một cách chính xác nhất, bạn nên dùng la bàn kết hợp với bát quái. Vì cung quý nhân thuộc hướng tây bắc, nên việc biết được chính xác hướng tây bắc sẽ giúp việc xác định cung quý nhân nhanh chóng và thuận tiện hơn rất nhiều.
Trong thời Đường – Tống, người ta lại chia mỗi hướng thành 3 sơn đều nhau, mỗi sơn tương ứng với 15 độ. 24 sơn được đặt tên theo 12 địa chi, 8 thiên can (thiên can mậu và kỷ quy về trung cung nên không có phương hướng) và 4 quẻ mà đặt tên cho 24 sơn lần lượt là:
- Số 1 hướng bắc là 3 sơn nhâm – quý – tý.
- Số 2 hướng tây nam gồm 3 sơn mùi – khôn – thân.
- Số 3 hướng đông gồm 3 sơn giáp – mão – ất.
- Số 4 hướng đông nam là 3 sơn thìn – tốn – tỵ.
- Số 6 hướng tây bắc là 3 sơn tuất – càn – hợi.
- Số 7 là hướng tây gồm sơn canh – dậu – tân.
- Số 8 hướng đông bắc gồm 3 sơn sửu – cấn – dần.
- Số 9 hướng nam gồm 3 sơn bính – ngọ – đinh
Tất cả 24 sơn trên la bàn đều được xếp theo thứ tự từ trái sang phải theo chiều kim đồng hồ.
Mỗi sơn sẽ được xác định với độ chính giữa như: nhâm 345 độ, hợi 330 độ, càn 315 độ, tuất 300 độ, tân 285 độ, dậu 270 độ, canh 255 độ, thân 240 độ, khôn 225 độ, mùi 210 độ, đinh 195 độ, ngọ 180 độ, bính 165 độ, tỵ 150 độ, tốn 135 độ, thìn 120 độ, ất 105 độ, mão 90 độ, giáp 75 độ, dần 60 độ, cấn 45 độ, sửu 30 độ, quý 15 độ, tý 0 độ (hay 360 độ).
Sau khi xác định được tọa độ chính giữa của 24 sơn, chúng ta có thể dễ dàng xác định được hướng tây bắc. Từ vị trí trung tâm của sơn càn (sơn chính giữa của hướng tây bắc). Sơn càn có hướng chính giữa là 315 độ, như vậy phạm vi của sơn càn là từ 307.5 đến 322.5 độ (cộng trừ thêm 7.5 độ vì phạm vi mỗi sơn chỉ có 15 độ).
Sau khi xác định được phạm vi của sơn càn từ 307.5 đến 322.5 độ, ta hoàn toàn xác định được hướng tây bắc có phạm vi là 292.5 độ đến 337.5 độ.
3. Cách bài trí bàn thờ ông Địa
Cách bài trí đồ trên bàn thờ ông Địa cũng không có nhiều khác biệt so với bàn thờ có cả Thần Tài và ông Địa. Trên bàn thờ vẫn cần những vật dụng sau:
- Tượng Ông Địa
- Hũ gạo, hũ muối, hũ nước đầy
- Bát nhang
- Lo hoa tươi
- Đĩa trái cây ngũ quả
- Khay xếp 5 chén nước hình chữ Thập
- Tô sứ đẹp, đổ đầy nước và hoa tươi trải trên mặt nước
- Tỏi
Người ta thường cúng Thổ Địa bằng chuối xiêm, thuốc lá hay một ly cà phê.
Khi thờ ông Địa và Thần Tài cùng bàn thờ sẽ có thêm một số vật dụng khác, bạn có thể tìm hiểu chi tiết trong bài Bàn thờ Thần Tài gồm những gì.
Những điều cần tránh khi bài trí bàn thờ ông Địa
Khi bài trí bàn thờ ông Địa, cần lưu ý những điều dưới đây để tránh những điều không may mắn cho gia đình, công ty của mình:
- Không nên đặt bàn thờ ông Địa ở gần nhà vệ sinh, nhà tắm vì đây là những nơi ô uế.
- Không nên để bàn thờ ông Địa có nhiều bụi bẩn mà cần thường xuyên dọn dẹp, lau chùi sạch sẽ.
- Không nên tùy tiện thay gạo, muối, rượu hay hóa chân nhang.
- Thắp hương vào mồng 1 và 15 vì theo tín ngưỡng dân gian, đây là những ngày mà ông Địa có thể nghe rõ những lời thỉnh cầu của gia chủ.
- Nếu ông Địa ngồi chung bàn thờ với thần tài, nên có giấy tiền, vàng hương riêng biệt để thể hiện thành ý.
>>>> Xem thêm:
Thỉnh Mẹ Quan Âm ngày nào tốt? Cách thỉnh Mẹ Quan Âm? – Ancarat Jewelry
Cách cúng khi về phòng trọ mới thuê, Bài văn khấn chuẩn tâm linh
Cách thỉnh lễ vật bái cúng thỉnh ông thần tài thổ địa