Tin mới nhất

Làm sao phân biệt được vàng kém chất lượng?

Phân biệt vàng chất lượng và vàng kém chất lượng là điều mà mọi người luôn tìm kiếm, cùng ANCARAT tìm hiểu Làm sao phân biệt được vàng kém chất lượng trong bài viết dưới đây.

I. Vàng giả hay vàng kém chất lượng là gì?

Theo các chuyên gia thẩm định vàng, nguyên tắc để tạo ra vàng giả dạng thỏi là: trộn 51% vàng thật và 49% còn lại là bột đồng, niken, sắt cùng một số kim loại khác như indium, osmium, rhodium và ruthenium. 

Hoặc phổ biến nhất là dùng 20% – 30%  vàng nóng chảy trộn với vonfram (wolfram/tungsten) vì hai nguyên tố này có trọng lượng gần giống nhau.  Vàng nóng chảy sẽ bao quanh vonfram chưa đủ nhiệt độ nóng chảy, tạo thành một lớp vàng bên ngoài và lõi vonfram bên trong. Chỉ bằng mắt thường thì ta không thể phân biệt được bởi màu vàng rất giống vàng thật. 

Ngay cả dưới sự kiểm tra ngặt nghèo của máy đo, hỗn hợp vàng này cũng có thể vượt qua được. Máy đo/thử vàng vẫn chưa được cài đặt nhận biết vonfram chỉ có thể phát hiện được 17 – 18 nguyên tố kim loại thường làm vàng giả. Bởi vậy, máy vẫn sẽ báo vàng thật.

Vonfram có giá khoảng hơn 900,000VND/kg, 1 lượng vàng 24K 9999 có thể độn khoảng 20% vonfram. Như vậy, kẻ gian có thể lãi hơn 13 triệu đồng, tương đương 2 chỉ vàng thật.

Vì nhiều doanh nghiệp không được cấp phép nhập khẩu vàng nguyên liệu nên họ buộc phải mua vàng trôi nổi trên thị trường để có nguyên liệu để sản xuất thành phẩm. Chính vì điều này nên mới có tình trạng vàng giả vàng nhái xảy ra.

Theo Điều 3 Nghị định 80/2013/NĐ-CP có quy định về xử phạt hành chính khi phát hiện cơ sở sản xuất có vi phạm làm vàng giả, còn nếu cá nhân tổ chức có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thì sẽ xử lý theo luật hình sự.

II. Đặc điểm của vàng giả

Thông thường thì vàng giả sẽ có những đặc điểm cơ bản là:

– Có những vết rỗ lỗ chỗ, rất nhỏ, khiến bề mặt của sản phẩm không bằng phẳng;

– Rất dễ bị oxi hóa, thời gian diễn ra cực kỳ nhanh, có thể chỉ sau 1 ngày là vàng đã xỉn đen, mất thẩm mỹ;

– Cứng, không dẻo, không dễ lõm khi tác động ngoại lực vào vàng;

– Các chi tiết chạm trổ, điêu khắc hoa văn không đều màu, chỗ đen chỗ vàng, không tinh xảo như vàng thật.

III. 12 cách nhận biết vàng giả

1. Tác động ngoại lực

Vì vàng rất mềm nên khi tác động ngoại lực rất dễ bị móp méo. Ông bà ngày xưa hay đưa lên miệng cắn để phân biệt vàng là vì vậy. Nếu sản phẩm của bạn cứng không để lại dấu vết khi đã tác động ngoại lực thì chúng là vàng giả. Thường cách này chỉ áp dụng với vàng ta, vàng nguyên chất 9999, vàng tây và vàng trắng đã pha các tạp chất để làm cứng, chế tác cho dễ nên sử dụng cách này không có hiệu quả.

2. Kiểm tra bằng nước giấm

Hãy ngâm vàng từ 15 – 30 phút trong một bát nước giấm. Nếu sau đó, vàng bị đen, rỉ sét có màu xanh lục hoặc nâu thì là vàng giả, còn nếu ngâm lâu vẫn không đổi màu, không có dấu hiệu gì thay đổi thì là vàng thật. 

Lưu ý: chỉ áp dụng với vàng nguyên chất không sử dụng cho sản phẩm vàng thiết kế pha lê hay đính đá quý các loại…

3. Kiểm tra ký hiệu trong sản phẩm

Mỗi thương hiệu vàng uy tín sẽ có khắc ký hiệu để phân biệt tuổi vàng và thương hiệu. Ví dụ PNJ 750 có nghĩa là vàng 18K của CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận.

Những ký hiệu này sẽ nằm trong mặt vàng đối với các sản phẩm trang sức, còn chạm khắc ngay trên mặt vàng thỏi kèm số hiệu sản phẩm. Ví dụ, Saigon Jewelry Company SJC Rồng vàng 999.9 fine gold: đây là vàng 9999 của CTCP Vàng bạc đá quý SJC.

Cách này chỉ áp dụng với những thương hiệu lớn như Doji, SJC, PNJ…

4. Sử dụng nam châm

Vàng thật không bị ảnh hưởng bởi lực hút của nam châm như các kim loại khác. Ta chỉ cần đặt nam châm với vàng muốn thử, nếu hút nhau thì không phải, còn nếu không có tác động gì thì là vàng thật.

Lưu ý: không sử dụng với vàng tây, vàng trắng, vàng ý vì chúng đã bị pha thêm kim loại khác, nên chắc chắn xảy ra lực hút chỉ khác nhau là mạnh hay yếu thôi.

Cách này vẫn không thể hoàn toàn đúng vì nếu trộn bột kim loại hoặc nhiều hành vi làm giả vàng tinh vi thì không thể xác định đúng được.

5. Sử dụng gốm chưa tráng men

Ta sẽ căn cứ vào màu sắc của vàng khi tác động lực ma sát trên gốm chưa tráng men để kết luận độ nguyên chất của vàng. Bằng cách chà hoặc cọ sát vàng vào gốm chưa tráng men, nếu vết ma sát màu vàng thì khả năng cao là vàng thật, còn nếu là màu đen thì là hàng giả.

Lưu ý: cách này sẽ khiến sản phẩm dễ bị trầy xước và mất đi tính thẩm mỹ vốn có.

6. Kiểm tra độ xỉn màu khi thường xuyên sử dụng sản phẩm

Thường thì phụ kiện thời trang nếu làm từ vàng giả thì sẽ bị mòn và xỉn màu theo thời gian. Nếu xỉn màu đen, lốm đốm lỗ chỗ thì khả năng là vàng giả, sản phẩm đó chỉ là mạ vàng.

7. Đo trọng lượng

Theo tiêu chuẩn quốc tế, vàng 24K sẽ có tỷ trọng là 19.3 gram/ml. Ta lấy một cái ly có vạch phân chia theo ml, đổ nước vào ghi chú lại mực nước. Sau đó thả vàng vào ngâm trong cốc nước đến khi nước không còn dao động nữa tiến hành đo lường.

Để tính được tỷ trọng thì ta lấy trọng lượng chia cho thể tích tăng thêm.

Nếu kết quả nằm trong khoảng 19 – 19.5 thì là vàng thật, còn kết quả lớn hơn 19.3 rất nhiều thì tỷ lệ vàng rất ít.

Lưu ý: không áp dụng với phụ kiện có đính đá hoặc các họa tiết đi kèm. Với trường hợp vàng giả có pha vonfram thì rất khó nhận biết vì tỷ trọng của nó sêm sêm với vàng.

8. Dùng nhiệt

Với vàng kém chất lượng, vàng độn thì cách thức phân biệt phức tạp hơn.

Cần phải khò ra và nấu lên (máy khò có giá vài triệu đồng và tiệm vàng nào cũng có). Khi nấu ở nhiệt độ gần 3,000 độ C thì vàng thật sẽ chảy ra nhìn bằng mắt thường thấy được. Chỗ cháy của vàng pha tạp chất không bóng, trông nhám và xù xì, đen lỗ chỗ, có một lớp màng mờ bao quanh vàng thật.

Cẩn thận hơn, ta đem vàng qua máy phổ quang để kiểm tra trọng lượng phân ly chi tiết.

Hoặc tiệm vàng sẽ cắt đôi ra và đốt lõi bên trong để kiểm tra.

Tuy nhiên cách làm này thật sự không được nhiều khách hàng đồng ý, bởi vì nhiều khi vàng của họ hình dạng đẹp hoặc có giá trị trang sức như vòng tay, nhẫn, vòng cổ… khi đốt sẽ không còn hình dạng như ban đầu nữa.

9. Sử dụng nước cường toan

Nước cường toan hay cương toan thủy, vương thủy (Aqua Regia) là hỗn hợp dung dịch axit clohidric đậm đặc (HCL) và axit nitric đậm đặc (HNO3) ở tỷ lệ mol 3:1.

Lưu ý trước khi áp dụng: vàng thật sẽ bị ăn mòn.

Bạn lấy khăn hoặc bông gòn thấm nước cường toan rồi chấm lên vàng và quan sát phản ứng xảy ra. Nếu vàng bị ăn mòn thì là vàng thật, nếu không có hiện tượng hóa học xảy ra thì là vàng giả.

10. Sử dụng máy thử vàng điện tử

Nếu là người thường xuyên mua vàng hoặc tích trữ vàng để đầu cơ thì nên mua một chiếc máy thử vàng điện tử. Đi kèm máy sẽ có hướng dẫn sử dụng hoặc bạn có thể nhờ người bán tư vấn để có thể hiểu được kết quả đo lường.

11. Sử dụng dung dịch axit nitric đậm đặc

Cách này sẽ tương tự như cách sử dụng nước cường toan, vì thành phần của nó cũng là axit nitric đậm đặc (HNO3). Ta thấm dung dịch vào bông gòn rồi chà lên bề mặt của vàng. Nếu vàng giả thì phản ứng hóa học xảy ra tạo ra nước và chất kết tủa màu trắng chính là muối. Còn vàng thật sẽ không tạo ra hiện tượng nào.

12. Sử dụng tia X

Với những sản phẩm vàng giả làm tinh vi thì ta có thể dùng tia X chiếu qua để phân biệt. Tuy nhiên, cách này cần phải có vật thử chuyên dụng, hơn nữa tia này chỉ bắn được chuyên sâu dưới 1mm, không thể xuyên qua lớp vonfram bên trong sản phẩm vàng giả.

IV. Kinh nghiệm mua vàng thật chất lượng

Một số kinh nghiệm để có thể mua được vàng thật chất lượng cao:

– Chọn cơ sở, cửa hàng uy tín:

– Nên chọn các thương hiệu được Nhà nước cấp phép thu mua và sản xuất vàng, có chứng nhận kiểm định vàng. Những ng ty về vàng bạc đá quý này có nhiều cửa hàng trên khắp cả nước và ng khai giá trên mạng để người mua có thể dễ dàng lựa chọn.

– Chọn mua vàng có tuổi vàng cao:

– Hàm lượng vàng càng lớn thì tuổi vàng càng cao, ví dụ vàng 9999 có độ tuổi vàng là 10, vàng 18K có độ tuổi vàng là 7.5…

– Phải tỉnh táo khi mua vàng vào những thời điểm cầu tăng, giá vàng đỉnh điểm:

– Trong thời gian giá vàng tăng liên tục thì sẽ có rất nhiều kẻ gian lợi dụng điều này để kiếm lời. Rất nhiều người dân Việt Nam có thói quen là mua theo số đông, thấy cửa hàng đông khách thì mặc định là cửa hàng uy tín, nên dễ mắc bẫy những kẻ gian làm vàng giả.

V. Nơi mua vàng uy tín

Với 1 sản phẩm có giá trị như Trang sức vàng, người tiêu dùng nên chọn lựa những địa điểm mua sắm có uy tín, có thể là các thương hiệu lớn, được cấp phép kinh doanh đầy đủ, có giấy chứng nhận kiểm định của 1 bên thứ 3 để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, người tiêu dùng nên tìm hiểu kỹ sản phẩm mình muốn mua sẽ có “hàm lượng vàng” là bao nhiêu với thông số được cam kết chính xác theo tiêu chuẩn quốc tế từ phía người bán, tránh các định nghĩa mơ hồ như “vàng tây không đủ tuổi” hay “vàng nhập khẩu”.

Ancarat Jewelry là thương hiệu với hệ thống trang sức & nhẫn cưới toàn quốc có xưởng chế tác riêng, giá gốc tận xưởng và đảm bảo trao tay khách hàng những sản phẩm tốt nhất. Ancarat cũng là thương hiệu uy tín với hơn 10 năm trong ngành chế tác trang sức luôn làm hài lòng tất cả các khách hàng khi trải nghiệm dịch vụ mua sắm trên toàn quốc.

So với một số thương hiệu trang sức khác Ancarat hiện đang được đánh giá là địa chỉ có chính sách bảo hành và chăm sóc khách hàng sau mua tốt nhất. Mua trang sức vàng tại Ancarat là lựa chọn hàng đầu của bạn trẻ hiện nay bởi kiểu dáng trẻ trung, tinh xảo, chăm sóc chuyên nghiệp, hậu mãi tối ưu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *